Khi kiểm tra sức khỏe, chúng ta dễ dàng bắt gặp ký hiệu PDW trong xét nghiệm máu. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa chỉ số PDW là gì. Hãy cùng chúng tôi giải đáp thắc mắc trên thông qua các thông tin trong bài viết.
Mục lục
Chỉ số PDW là gì?
Câu hỏi PDW là gì được giải đáp một cách đơn giản nhất là độ phân bố tiểu cầu – Platelet Disrabution Width. Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và là những mảnh tế bào nhỏ được giải phóng vào máu từ tế bào lớn trong tủy xương. Các tiểu cầu giúp ngăn chặn tình trạng mất máu khi có tổn thương xảy ra.
Chỉ số PDW trong máu tăng hoặc giảm quá nhiều gây ảnh hưởng đến hoạt động tiểu cầu. Điều này cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề về sức khỏe. Mức PDW tiêu chuẩn ở người khỏe mạnh là 6 – 18%. Nếu chỉ số kiểm tra nằm ngoài ngưỡng này nghĩa là tiểu cầu phân bố không đều.
Chỉ số về độ phân bố tiểu cầu có thể được tìm thấy trong kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Xét nghiệm máu PDW giúp bác sĩ có thêm căn cứ để chẩn đoán bệnh liên quan đến tiểu cầu. Ngoài ra, các yếu tố như chỉ số PLT trong xét nghiệm máu là gì hay MPV trong máu là gì… cũng tác động đến kết quả xác định bệnh.
Ý nghĩa của kết quả kiểm tra chỉ số PDW là gì?
Xét nghiệm kiểm tra PDW trong máu thường được chỉ định cho các đối tượng có nghi ngờ mắc bệnh trong quá trình khám lâm sàng. Những bệnh lý cần được kiểm tra mức độ phân bố tiểu cầu để kết luận gồm: Ung thư phổi, hồng cầu hình liềm, nhiễm khuẩn huyết, bệnh gan, thận… Ý nghĩa cụ thể của kết quả kiểm tra PDW được giải thích như sau:
Chỉ số PDW cao
Khi chỉ số PDW cao hơn 18%, người bệnh có nguy cơ đối mặt với một số bệnh nghiêm trọng gồm:
- Nguy cơ ung thư phổi: Chỉ số này ở người mắc ung thư phổi, đặc biệt là ung thư phổi tế bào nhỏ thường cao hơn những người khỏe mạnh khác. Bác sĩ sẽ dựa trên chỉ số PDW cùng các xét nghiệm chuyên sâu khác để đưa ra kết luận chính xác về tình trạng sức khỏe. Từ đó, các phương pháp điều trị ung thư phù hợp nhất sẽ được áp dụng.
- Hồng cầu hình liềm: Đây là một bệnh lý về máu khiến hồng cầu biến dạng thành hình lưỡi liềm. Tình trạng này kéo dài khiến nồng độ bilirubin tăng cao, đe dọa sức khỏe và tính mạng người bệnh. Đây là bệnh nguy hiểm cần phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.
- Nhiễm trùng máu: Nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn gram âm và gram dương gây ra, có thể nguy hiểm tính mạng. Trong quá trình chẩn đoán bệnh, bác sĩ cần kiểm tra kỹ các chỉ số như MPV và PDW. Mức độ nặng nhẹ của người bệnh cũng được phân biệt qua các xét nghiệm kiểm tra. Ngoài ra, chỉ số này còn được bác sĩ sử dụng để đánh giá nguy cơ tử vong do nhiễm trùng máu ở bệnh nhân nặng.
Nếu PDW tăng nhẹ nhưng các chỉ số về dòng tiểu cầu bình thường, tức là sức khỏe người bệnh chưa bị ảnh hưởng. Để có kết luận chính xác, bác sĩ sẽ chỉ định thăm khám chuyên sâu.
Chỉ số PDW trong máu thấp
Câu trả lời cho thắc mắc nguyên nhân của việc giảm chỉ số PDW là gì được giải thích là do người bệnh nghiện rượu. Những người thường xuyên sử dụng rượu bia sẽ cho kết quả xét nghiệm PDW trong máu thấp.
Từ điều này, bác sĩ có thể nhận định một số nguy cơ bệnh lý về gan, thận qua kiểm tra lâm sàng. Cùng với đó, một số xét nghiệm được thực hiện thêm nhằm đánh giá chức năng gan, thận nếu cần thiết.
Bên cạnh đó, PDW thấp hơn mức bình thường còn có thể do tác động từ tuổi tác, kháng nguyên CEA (carcinoembryonic), khối u phát triển, bệnh tuyến giáp… PDW giảm ở người bị ung thư dạ dày cảnh báo nguy cơ tử vong cao.
Câu hỏi ý nghĩa về chỉ số PDW là gì đã được giải đáp cụ thể. Để biết độ phân bố tiểu cầu trong máu của mình là bao nhiêu, cũng như kịp thời phát hiện bệnh, bạn nên đi khám sức khỏe cùng xét nghiệm máu 3 – 6 tháng/lần, hoặc khi thấy có thể có biểu hiện bất thường.