Mỗi đất nước đều có 1 nét văn hóa đặc trưng, gắn với 1 bộ trang phục nhất định. Nếu như Kimono là quốc phục của Nhật Bản, sườn xám là quốc phục của Trung Quốc thì tại Việt Nam, áo dài chính là bộ trang phục truyền thống, biểu tượng cho linh hồn người Việt.
Hầu như ai trong chúng ta cũng đã biết được áo dài là gì. Nhưng nguồn gốc lịch sử cũng như sự phát triển của áo dài Việt Nam qua các thời kỳ thì không phải ai cũng biết. Hãy cùng Chipi tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Mục lục
Áo dài là gì?
Áo dài là trang phục truyền thống của người Việt, được cách tân từ áo ngũ thân. Dưới thời kỳ Tây hóa, áo được biến đổi, đơn giản hơn nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của người Việt. Bởi vậy, ngày nay, người ta còn gọi những chiếc áo dài với tên gọi là áo tân thời.
Áo dài thường dài quét đất hoặc những chiếc áo cách tân có chiều dài qua đầu gối. Chúng được xả tà 2 bên, mặc với quần dài vô cùng duyên dáng và kín đáo. Áo dài dành cho cả nam lẫn nữ nhưng áo dài nữ thường được biết đến và sử dụng nhiều hơn.
Áo dài chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt như: hội hè, lễ tết hoặc trong môi trường đòi hỏi sự sang trọng, lịch sự. Một số trường học, áo dài là trang phục được mặc trong ngày chào cờ đầu tuần. Do là quốc phục nên áo thường xuyên được mặc trong các buổi trình diễn thời trang, giao lưu quốc tế. Và đây cũng là loại trang phục bắt buộc trong phần thi hoa hậu, người đẹp được tổ chức tại Việt Nam. Khi ra đấu trường sắc đẹp Quốc tế, hầu hết các thí sinh Việt Nam đều chọn áo dài là trang phục dân tộc.
Nguồn gốc và lịch sử của những chiếc áo dài
Đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra được thời gian xuất hiện đầu tiên của những chiếc áo dài. Tuy nhiên, dựa vào bối cảnh lịch sử, các nhà nghiên cứu sử học đều có chung nhận định rằng, áo dài đã có mặt từ khoảng năm 38 – 42 sau Công nguyên.
Người khoác lên mình chiếc áo dài đầu tiên chính là Trưng Trắc và Trưng Nhị – 2 vị nữ tướng cưỡi voi đánh quân Nam Hán. Những hình ảnh này đã được sử sách ghi lại, lưu truyền đến tận ngày nay với niềm tự hào vô tận.
Trải qua nhiều biến đổi, thăng trầm của xã hội, áo dài cũng có nhiều biến thể khác nhau. Trong mỗi giai đoạn cụ thể, chúng đều thay đổi nhằm phục vụ xá hội, thuận tiện cho quá trình sinh hoạt của con người.
Áo dài giao lãnh dưới thời nhà Nguyễn
Khi đất nước được phân chia vua Nguyễn – chúa Trịnh, đa phần người dân Việt Nam mặc áo dài giao lãnh. Chiếc áo này có nhiều nét tương đồng so với trang phục của người Hán ở Trung Quốc.
Về thiết kế, áo có kích thước rộng, được xẻ ở 2 bên hông, tay áo dài, cổ tay rộng, thân áo dài đến chấm gót chân. Khi mặc, người mặc chỉ cần để buông 2 vạt ở phía trước.
Quan lại thường sử dụng chiếc áo dài giao lãnh với chất liệu bằng gấm sang trọng, quý phái. Còn với dân thường, chất vải bình dân hơn. Người ta còn phân biệt xã hội bằng cách nhìn chi tiết hoa văn trên chiếc áo dài.
Áo dài tứ thân thế kỷ 17
Đến thế kỷ 17, chiếc áo dài giao lãnh không còn được sử dụng thường xuyên nữa. Để thuận tiện cho việc di chuyển, chiếc áo dài cao lãnh đã được thiết kế gọn lại. 2 vạt trước của áo được xẻ rời nhau, khi mặc có thể buộc lại rất thuận tiện. Đây chính là những chiếc áo dài tứ thân.
Áo tứ thân thường được sử dụng ở tầng lớp bình dân, người lao động hoặc làm ăn buôn bán. Do gắn liền với công việc đồng áng nên những chiếc áo này thường được may bằng loại vải tối màu do nước bùn dẻo hay lá bàng giã nhỏ để nhuộm màu.
Áo dài ngũ thân thế kỷ 19
Đến thế kỷ 19, dưới thời vua Gia Long, chiếc áo ngũ thân ra đời. Đây là chiếc áo được dành riêng cho giới quý tộc, những người có địa vị xã hội. Về cơ bản, chúng không quá khác biệt so với những chiếc áo tứ thân. Tuy nhiên, ngoài phần vạt trước giống như áo tứ thân, áo được bổ sung phần vạt thứ 5, giống như mảnh áo lót kín đáo và sang trọng. Đây cũng chính là nét khác biệt dùng để phân biệt giai cấp, tầng lớp xã hội.
Áo dài Lemur thế kỷ 20
Đây chính là hình dáng đầu tiên của những chiếc áo dài đương đại Việt Nam. Kiểu áo này được sáng tạo bởi họa sĩ Cát Tường, được đặt tên là Lemur theo tiên tiếng Pháp của bà.
Điểm khác biệt lớn nhất của chiếc áo này chính là có thắt eo, tay phồng, cổ khoét trái tim, có nối cầu vai… Tuy nhiên, chiếc áo này bị chỉ trích nhiều bởi yếu tố Tây hóa cao, không đi theo tinh thần của dân tộc Việt Nam.
Áo dài Lê phổ, áo dài Raglan
Sau những chỉ trích của chiếc áo dài Lemur, nhà thiết kế Lê Phổ đã loại bỏ những chi tiết không cần thiết cho ra đời chiếc áo dài mang tên của bà – áo dài Lê Phổ. Chiếc áo nhận được sự khen ngợi của nhiều tầng lớp người dân Việt và nhanh chóng được yêu thích trở thành xu hướng thời trang thời bấy giờ.
Sau 1 thời gian dài, áo dài Lê Phổ đã được cách tân, xóa bỏ phần đường nhăn ở nách và vai áo. Phần tà áo cũng được thiết kế ôm sát, vừa vặn hơn với thân hình người mặc. Người ta gọi đây là áo dài Raglan hay còn được gọi với tên khác là áo dài Giắc Lăng.
Áo dài truyền thống từ năm 1970 đến nay
Trải qua nhiều biến đổi, năm 1970, chiếc áo dài 1 lần nữa được các nhà thiết kế thay đổi chi tiết và có hình dáng ổn định cho đến tận ngày hôm nay. Nó đã trở thành bộ quốc phục của dân tộc, mang hơi thở, thể hiện văn hóa của người dân Việt Nam. Không giống như những nước phương Tây, áo dài Việt Nam thể hiện sự kín đáo, tinh tế nhưng không kém phần gợi cảm cho những người phụ nữ.
Một và năm trở lại đây, áo dài được cách tân với phần vạt áo được cắt ngắn hơn. Tuy nhiên, về cơ bản, áo dài chấm gót vẫn là trang phục truyền thống được nhiều người yêu thích. Chúng xuất hiện ở hầu hết các dịp lễ tết, hội họp và các sự kiện quan trọng.
Những loại vải phổ biến nhất để may áo dài
Không giống như những loại trang phục thông thường, áo dài có tính mềm mại, thiết tha. Do đó, để cho ra đời những chiếc áo dài đẹp, bạn phải lựa chọn được loại vải phù hợp.
Vải Chiffon
Chiffon là loại vải phổ biến nhất để may áo dài. Đây là một loại vải mịn, trong suốt được dệt từ sợi tơ thiên nhiên hoặc sợi nhân tạo. Sợi vải được se rất chặt và thay đổi theo cả hai chiều khác nhau. Do đó, tuy có cấu trúc mịn nhưng khi sờ vào sẽ có cảm giác hơi nhám như cát mịn.
Vải Chiffon có giá thành trung bình, không quá đắt nhưng cũng không quá rẻ, phù hợp cho những bộ áo dài bình dân, hay trong các sự kiện, hội nghị tầm trung.
Nhược điểm lớn nhất của vải Chifon là không co giãn. Do đó, nếu phải mặc áo dài thường xuyên trong 1 thời gian dài hay mặc áo dài trong trường hợp vận động, đi lại nhiều sẽ gây khó chịu cho người mặc.
Vải Voan
Loại vải này cực kỳ mỏng và mát. Chúng được mệnh danh là vải dành riêng cho mùa hè. Vải Voan được làm từ sợi nhân tạo nhưng độ mềm mại cao, được nhiều người lựa chọn và yêu thích.
Tuy nhiên, vải Voan không giữ được dáng trang phục, không thích hợp để may áo quá ôm. Để chọn mua được những tấm vải voan tốt, cần lựa chọn những mảnh vải có độ sóng, mềm và tương đối mát tay.
Vải Ren
Ngoài việc dùng để may những chiếc đầm dạ hội, vải ren cũng là chất liệu phù hợp để may áo dài. Thực chất, nó được cấu tạo từ loại vải được đan từ nhiều sợi vải khác nhau. Số lượng mũi đan càng dầy thì chất lượng của vải ren càng tốt. Do đó, khi có ý định may áo dài bằng ren, bạn cần chú ý đến số lượng mũi đan.
Mũi đan thưa thì vải mỏng, chất lượng kém, chỉ cần xước nhẹ móng tay cũng có thể làm vải rúm ró. Mũi đan càng dầy, vải càng mềm tay mà không có cảm giác nóng.
Vải Lụa
Lụa cũng là 1 ứng cử viên sáng giá khi lựa chọn vải để may áo dày. Đây là thứu vải rất mịn, mỏng, được dệt bằng tơ, mịn màng, mềm mại. Nếu được may bằng lụa đẹp, áo dài sẽ tạo được sự duyê dáng và vô cùng quyến rũ.
Về giá thành thì lụa sẽ đắt hơn so với những loại vải khác đôi chút. Áo dài lụa được sử dụng trong những dịp lễ quan trọng như hội nghị cao cấp, công du nước ngoài, trình diễn ở các sàn thi đấu thời trang…
Chọn size áo dài như thế nào đúng chuẩn?
Nếu muốn chọn cho mình những bộ áo dài thực sự vừa vặn và ưng ý, người mặc thường đến các cơ sở may đo áo dài uy tín. Họ sẽ tiến hàng đo các chỉ số trên cơ thể, từ đó, may ra những chiếc áo dài “vừa như in”.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể chọn áo dài theo size dựa trên chiều cao cân nặng hay các chỉ số vòng đo cơ thể như sau:
Size áo dài nữ theo chiều cao, cân nặng
Chọn áo dài theo chiều cao cân nặng không hoàn toàn chính xác nhưng về cơ bản nhưng tương đối phù hợp vè dễ dàng. Trong trường hợp mua đồ may sẵn, không có nhiều thời gian chọn lựa thì phương thức này tương đối an toàn.
Bạn có thể tham khảo bảng size áo dài nữ theo chiều cao, cân nặng như sau:
Size áo dài nữ theo số đo của cơ thể
Trong trường hợp may đo, bạn sẽ cần biết chính xác số đo của cơ thể để may cho mình những chiếc áo dài vừa vặn nhất.
Đo vòng cổ: Vòng thước đo qua cổ, tiếp đến cho dây do giao nhau tại phần lõm vào của ức cổ
Đo chiều dài tay: Lấy mốc đo từ chân cổ gáy và từ phía sau, rồi kéo dài xuống cổ tay.
Đo nách: Chống tay ngang hông. Đo vòng nách sao cho vuông góc với phần vai để cho ra được số đo chính xác nhất.
Đo bắp tay và khủy tay: Đo phần bắp tay có khoảng cách với nách là 10cm. Còn ở khủy tay thì sẽ lấy số đo ngay phần cùi chỏ.
Đo vòng ngực: Vòng dây đo qua vòng ngực trên và vòng ngực dưới. Để thước có độ chặt vừa phải.
Đo hạ ngực: Đo từ chân cổ xuống dưới phần đầu ngực đằng trước
Đo vòng bụng: Vòng dây quanh bụng tính ở ngay rốn.
Chiều dài áo: Được tính từ phần vai cao nhất đến chấm đất đối với những chiếc áo dài truyền thống hoặc đến bắp chân với những chiếc áo dài cách tân.
Đo ngang vai: Đo phần vai thoải từ bên phải qua bên trái.
Sau khi có được các thông số trên. Bạn có thể so sánh với bảng sau để chọn được size áo phù hợp nhất.
Các thương hiệu áo dài nổi tiếng
Áo dài La Sen Vũ
La Sen Vũ xuất hiện từ những năm 1982 và trở thành thương hiệu áo dài nổi tiếng của các chính trị gia Việt Nam. Chiếc áo đã từng được sử dụng biểu diễn hoặc mặc tại các hội nghị cấp cao trong và ngoài nước.
Đúng chất truyền thống, bạn sẽ được nhìn thấy 1 văn hóa Việt Nam độc đáo, giản dị nhưng không kém phần cuốn hút. Với chất liệu thượng hạng, sự tỉ mỉ đến từng chi tiết, mặc dù đã xuất hiện nhiều thương hiệu mơi nhưng áo dài La Sen Vũ vẫn là 1 trong những thương hiệu áo dài nổi tiếng, được yêu thích nhất hiện nay.
Áo dài Lan Hương
Được biết đến với những bộ sưu tập nổi tiếng, áo dài Lan Hương đã trở thành sản phẩm yêu thích của hầu hết phụ nữ Việt. Các thiết kế đều vô cùng tỉ mỉ và chi tiết, thể hiện được sự quý phái của người phụ nữ. Nhà thiết kế Lan Hương – chủ nhân của thương hiệu áo dài này cho biết: “Áo dài phải thực sự là 1 tác phẩm nghệ thuật để bất cứ ai khi nhìn vào cũng muốn được mặc”.
Peony&Iris Boutique
Peony là thương hiệu áo dài của nhà thiết kế Phùng Thị Thu Thủy. Ngoài những nét truyền thống, những chiếc áo dài này cón lối thiết kế trẻ trung, lịch sự, sang trọng. Đây cũng là sự lựa chọn hàng đầu của các hoa hậu, doanh nhân trong các cuộc thi sắc đẹp trong nước và quốc tế, muốn đem văn hóa Việt Nam đến thế giới.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về chiếc áo dài truyền thống – quốc phục của dân tộc Việt Nam mà Chipi cung cấp. Chắc hẳn sau bài viết này, bạn đã có thể tự tin trình bày về lịch sử của những chiếc áo dài cũng như lựa chọn cho mình chiếc áo dài vừa vặn nhất!