[ Dược liệu ] Cà rốt: Nguồn gốc, tác dụng, cách sử dụng hiệu quả – sentayho.com.vn

Cà rốt luôn là thực phẩm ưu tiên hàng đầu vì chứa nhiều vitamin, dưỡng chất. Bên cạnh công dụng để chế biến thực phẩm, người ta còn dùng cà rốt như một dược liệu. Dưới đây, Chiase24 sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về loại củ này. Hiểu được nguồn gốc, đặc điểm, tác dụng của cà rốt, chúng ta sẽ biết tận dụng tối đa giá trị.

Khái quát tổng quan về cây cà rốt

1. Cây cà rốt là cây gì?

Cây cà rốt là một loài cây thân thảo, có tên khoa học là Dacus, được người dân Trung Quốc gọi là củ cải đỏ. Đây là cây ăn củ ( chính là phần rễ cái) và sống trong khoảng từ 1 đến 2 năm cho đến khi được thu hoạch. Trong tiếng Ấn Độ, cà rốt được gọi là गाजर, còn tên khoa học là Daucus.



2. Đặc điểm hình dáng của cây cà rốt

Tuy là một loại củ thông dụng nhưng hầu hết mọi người chỉ biết rõ về hình dáng của phần ăn được chính là phần củ. Rất ít người biết hoặc để ý đến các bộ phận đầy đủ của thân cây, lá, hoa… Cây cà rốt là loại cây thân đơn có hai phần chính là phần lá và phần củ.

[ Dược liệu ] Cà rốt: Nguồn gốc, tác dụng, cách sử dụng hiệu quả - sentayho.com.vn Cà rốt là một loại cây có thể ăn củ, giàu dưỡng chất[/caption]

Phần củ chính là bộ phận rễ cái, phình to lên như hình trụ. Củ cà rốt có nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau phụ thuộc vào từng loại giống. Đây là bộ phận chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất của cây cà rốt.

Phần thứ hai của cà rốt là phần lá, thân cây. Lá cây cà rốt thuộc dạng lá kép hình lông chim và mỏng. Các lá có cuống lá dài, tạo thành bẹ và chụm lại ở điểm gốc liền với phần củ. Lá cây có màu xanh, một cây cà rốt trưởng thành có khoảng 5-6 bẹ lá.

Ngoài hai phần chính là củ và lá thì cà rốt còn có bộ phận hoa và hạt. Hoa cà rốt được tập hợp thành một tán kép, hoa có hai màu là màu trắng hoặc hồng và hoa màu tím (hoa không sinh sản). Hạt cà rốt kích thước rất nhỏ chỉ chiếm khoảng vài milimet. Hạt có vỏ gỗ và một lớp lông che phủ rất cứng.

3. Nguồn gốc và phân bố của cây cà rốt

Cây cà rốt xuất hiện lần đầu tiên ở nước Afghanistan. Nhờ sự hấp dẫn của cây ăn củ này mà chúng được lan rộng sang nhiều khu vực lân cận khác như Trung Đông và Bắc Phi. Sau đó, cà rốt du nhập và Tây Ban Nha, các nước Châu u và Trung Quốc.

Hiện nay, cà rốt được trồng và sử dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới. Đặc biệt là nơi có khí hậu ôn đới. Đối với Việt Nam cà rốt cũng là một giống cây trồng phổ biến và mang lại nhiều giá trị cao. Cây trồng ở nhiều vùng nông thôn với mục đích sử dụng và kinh doanh.

4. Môi trường sống và cách thu hoạch cà rốt

Như đã nói, cà rốt được trồng nhiều ở nơi có khí hậu ôn đới. Vì thế nhiệt độ tốt nhất để cà rốt sinh trưởng và phát triển tốt nhất là trong khoảng nhiệt độ từ 13°C đến 18°C. Đương nhiên, chúng ta có thể trồng cà rốt ở nhiệt độ trên 25°C nhưng sẽ không mang lại năng suất cao như nhiệt độ thấp.

[ Dược liệu ] Cà rốt: Nguồn gốc, tác dụng, cách sử dụng hiệu quả - sentayho.com.vn Cà rốt phân bố ở khắp mọi nơi vì dễ thích nghi với nhiều điều kiện sống[/caption]

Cà rốt tuy là loại cây chứa nhiều nước nhưng không thể sống trong môi trường nước ngập úng. Nên trồng ở nơi có khả năng thoát nước tốt. Loại đất để trồng cà rốt cần đất tơi xốp và nhiều màu. Cà rốt không chỉ dễ trồng mà cách thu hoạch cà rốt cũng cực kỳ đơn giản. Sau khoảng 3 tháng từ khi trồng là chúng ta có thể thu hoạch được cà rốt.

Muốn việc thu hoạch đem lại hiệu quả cao nhất chúng ta có thể nhổ thử một củ cà rốt lên, nếu cà rốt đã đạt đến kích cỡ dùng được thì ta tiến hành thu hoạch. Cà rốt trồng trong đất tơi xốp và nhẹ việc nhổ cà rốt lên cũng diễn ra rất nhanh chóng, sau đó cắt phần lá đi. Chúng ta nên thu hoạch cà rốt vào thời tiết mát, tránh trời mưa để việc bảo quản được tốt hơn.

Thành phần dinh dưỡng trong cà rốt

Cà rốt vừa là thực phẩm lại vừa là dược liệu nhờ vào thành phần hóa học có trong đó. Đây là lý do chính mà cà rốt lại được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Trong cà rốt chứa rất nhiều chất mang lại những lợi ích cao cho sức khỏe con người.

Thành phần lớn nhất có trong cà rốt là nước, trong một củ chiếm khoảng 88-95%. Ngoài thành phần quan trọng đó thì cà rốt còn cung cấp các chất: protein, carbohydrate, đường, chất xơ, chất béo, bão hòa, omega3 và omega6,…

Bên cạnh đó, cà rốt còn chứa nguồn vitamin và khoáng chất dồi dào như: vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin D, vitamin K, vitamin B1, B2, B6, B12,… Các khoáng chất cần thiết có trong cà rốt: canxi, sắt, magie, photpho, kali, natri, kẽm, đồng, mangan,…

10 tác dụng của cà rốt đối với con người

Cà rốt là thực phẩm bổ dưỡng và có tính thẩm mỹ cao nhờ màu sắc bắt mắt. Ứng dụng cà rốt trong chế biến món ăn quá phổ biến. Cùng với đó là hàng loạt công dụng của cà rốt mà không phải ai cũng nắm rõ.

1. Cà rốt dùng để nấu ăn

Như đã biết, cà rốt có nhiều loại khác nhau và có nhiều màu sắc như: Màu cam, đỏ cam, tím,…. Đây đều là những màu sắc tươi và đẹp kể cả khi đã qua chế biến rất bắt mắt và kích thích vị giác. Cũng vì điều này mà rốt luôn luôn được lựa chọn trong việc trang trí ẩm thực.

[ Dược liệu ] Cà rốt: Nguồn gốc, tác dụng, cách sử dụng hiệu quả - sentayho.com.vn Nước ép cà rốt vừa ngon lại vừa tốt cho sức khỏe[/caption]

Từ cà rốt, chúng ta còn làm được nhiều món ăn ngon, cung cấp vitamin, khoáng chất cho bữa ăn mỗi ngày. Chẳng hạn như nước ép cà rốt, nộm chua ngọt từ cà rốt, cà rốt luộc, nấu canh,…

2. Cà rốt giảm nguy cơ gây ung thư

Tác dụng ngăn ngừa ung thư được chứng minh do có sự góp mặt của hợp chất carotenoid có trong cà rốt. Đây là một loại chất được sản sinh từ các vitamin và khoáng chất trong thành phần của loại củ phổ biến này.

Khi hấp thụ một lượng carotenoid sẽ giúp cơ thể có khả năng chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa các tế bào gây ung thư. Ăn cà rốt mỗi ngày có thể làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng và đặc biệt là bệnh ung thư vú ở nữ giới.

3. Cà rốt có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu

Nồng độ cholesterol trong máu tăng cao sẽ dẫn đến các bệnh liên quan đến tim mạch. Thành phần chất xơ hòa tan trong cà rốt sẽ làm giảm đi cholesterol trong máu, giúp chúng ta giữ được hệ tim mạch khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, trong cà rốt còn chứa hàm lượng beta-carotene và lutein rất cao. Hai chất này có khả năng làm giảm nguy cơ đột quỵ (tai biến mạch máu não).

4. Cà rốt tăng sức khỏe cho đôi mắt

Một trong những điều cần thiết cho một đôi mắt sáng là được cung cấp đủ hàm lượng vitamin A cần thiết. Loại vitamin này chứa nhiều nhất trong cà rốt.

[ Dược liệu ] Cà rốt: Nguồn gốc, tác dụng, cách sử dụng hiệu quả - sentayho.com.vn Cà rốt bổ sung Vitamin A, tốt cho đôi mắt[/caption]

Mỗi ngày uống một cốc nước ép cà rốt hoặc ăn những món ăn có cà rốt sẽ đem lại cho chúng ta một đôi mắt khỏe mạnh. Bên cạnh đó, cà rốt còn hỗ trợ chữa trị chứng quáng gà và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng.

5. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Cà rốt được biết đến với thành phần có nhiều các loại vitamin cần thiết nên giúp chúng ta có khả năng miễn dịch rất cao. Đặc biệt là vitamin A và vitamin C sẽ có tác dụng làm cho cơ thể luôn tràn đầy năng lượng và có sức để kháng.

6. Phòng chống bệnh tiểu đường

Không những tăng cường thị lực mà vitamin A trong cà rốt còn có vai trò làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Thực tế cho thấy, nồng độ vitamin A cao sẽ làm giảm những nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2. Vì vậy việc sử dụng cà rốt trong thực đơn mỗi ngày sẽ mang lại cho cơ thể đường huyết ổn định.

7. Cà rốt đào thải độc tố và bảo vệ tế bào gan

Trong cà rốt có chứa một hợp chất là glutathione. Đây là một hợp chất có nhiệm vụ giải độc và làm sạch các tế bào gan.

[ Dược liệu ] Cà rốt: Nguồn gốc, tác dụng, cách sử dụng hiệu quả - sentayho.com.vn Ăn nhiều cà rốt đào thải độc tố, bảo vệ lá gan[/caption]

Cùng với đó, lượng flavonoid thực vật cao trong thành phần dinh dưỡng của cà rốt cũng có tác dụng tích cực đến sức khỏe của gan. Chất này sẽ kích thích và hỗ trợ chức năng gan, giúp cho gan hoạt động một cách hiệu quả.

8. Cà rốt có lợi cho sức khỏe răng miệng

Rất ít người biết rằng cà rốt là thực phẩm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe răng miệng hoàn hảo. Đây là một công dụng hữu ích của cà rốt mà không ít người biết đến. Để chăm sóc sức khỏe răng miệng mang lại hiệu quả tốt nhất thì ăn cà rốt là một giải pháp đáng được nhắc đến thường xuyên.

Như chúng ta đã biết, hàm lượng chất xơ trong cà rốt chứa đến 2,8g. Điều này mang lại đặc tính giòn và thô cho cà rốt giúp vệ sinh các mảng bám trên răng. Giúp chúng ta có một hàm răng trắng sáng và hơi thở thơm tho.

Mặt khác, cà rốt còn là thực phẩm kích thích tuyến nước bọt. Khi khoang miệng tiết nước bọt sẽ làm cho axit citric và axit malic được trung hòa rất tốt cho răng và nướu.

9. Cà rốt mang lại làn da sáng khỏe và vóc dáng cân đối

Cà rốt được coi như một loại rau củ không thể thiếu trong việc làm đẹp của phải nữ. Một trong những điều tuyệt vời đó là giúp chúng ta kiểm soát cân nặng và có một làn da khỏe đẹp. Cách giảm cân và chăm sóc da từ cà rốt rất đơn giản, dễ thực hiện.

[ Dược liệu ] Cà rốt: Nguồn gốc, tác dụng, cách sử dụng hiệu quả - sentayho.com.vn Cà rốt giàu chất xơ, ít đường, ít tinh bột nên giảm cân hiệu quả[/caption]

Thành phần chiếm nhiều nhất trong cà rốt là nước, chiếm tới 95% còn lại là chất xơ và một số chất dinh dưỡng khác. Lượng calo trong cà rốt thấp sẽ giúp chúng ta có một vóc dáng lý tưởng và không lo béo phì.

Đối với làn da việc ăn nhiều cà rốt sẽ là cách cải thiện màu da rõ rệt. Dưỡng chất carotenoid trong cà rốt sẽ mang lại cho chúng ta có một làn da sáng mịn và săn chắc hơn. Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều sẽ gây vàng da.

10. Tác dụng trị tiêu chảy ở trẻ em của cà rốt

Hệ tiêu hóa của trẻ em là vô cùng non nớt và dễ gặp phải tình trạng tiêu chảy nếu không sử dụng đúng sữa hoặc thực phẩm không hợp với cơ thể. Cà rốt được dùng như một vị thuốc chặn đứng tiêu chảy ở trẻ. Vì trong cà rốt có lượng chất xơ không hòa tan sẽ làm thay đổi các vấn đề tiêu chảy đang diễn ra trong ruột.

Các bài thuốc cho sức khỏe từ cà rốt

Hiểu rõ tác dụng của cà rốt thì cần phải nắm được cách sử dụng cà rốt sao cho hiệu quả an toàn. Dưới đây là một số cách chữa bệnh từ loại củ quen thuộc đối với con người.

1. Phòng chống ung thư bằng cà rốt

Muốn phòng chống ung thư từ cà rốt, chúng ta áp dụng bài thuốc sau: Chuẩn bị 500g cà rốt, 500g quả lê tươi và 20ml mật ong nguyên chất. Làm thành nước ép cà rốt và lê. Sau đó khuấy chung với mật ong. Dùng nước này uống 2 lần/ngày.

2. Cà rốt trị ho gà

Để thực hiện bài thuốc này chúng ta lấy 200g củ cà rốt cùng 12 quả đại táo. Lấy 2 nguyên liệu này sắc với khoảng 1,5 lít nước, đun đến khi cạn còn 500ml là dùng được.

[ Dược liệu ] Cà rốt: Nguồn gốc, tác dụng, cách sử dụng hiệu quả - sentayho.com.vn Sử dụng cà rốt trị ho vừa an toàn lại đạt hiệu quả cao[/caption]

Có thể cho thêm chút đường phèn vào nước thuốc cho dễ uống. Uống 3 lần/ngày, uống trong vòng 10 ngày.

3. Trị tiêu chảy ở trẻ em bằng cà rốt

Chúng ta có thể chế biến thành món ăn cho trẻ để chặn đứng tiêu chảy theo những cách sau:

  • Cách 1: Dùng 500g cà rốt khô hoặc cà rốt tươi nấu kèm nước thành món súp cho trẻ ăn thay bữa phụ.
  • Cách 2: Nấu cháo cà rốt kết hợp thịt bò cho trẻ ăn.

4. Nước ép cà rốt dâu tây cho người tiểu đường

Chúng ta sử dụng các nguyên liệu sau: 250g cà rốt cùng với 250g dâu tây và khoảng 5ml nước cốt từ quả chanh, thêm một chút đường phèn. Dùng máy ép hoa quả làm thành nước ép và sử dụng uống vài lần trong ngày.

[ Dược liệu ] Cà rốt: Nguồn gốc, tác dụng, cách sử dụng hiệu quả - sentayho.com.vn bệnh nhân tiểu đường nên ăn nhiều cà rốt để bảo vệ sức khỏe[/caption]

Nhìn chung tất cả các bài thuốc được chế biến từ cà rốt đều là các món ăn hoặc nước ép, rất dễ thực hiện và dễ sử dụng.

5. Cách dùng cà rốt trị mụn

  • Đắp mặt nạ cà rốt: Lấy hỗn hợp nước ép cà rốt và nước ép chanh đắp lên mặt khoảng 15 phút. Công thức này sẽ giúp cho da mặt giảm nhờn và trị mụn.
  • Cà rốt xay nhuyễn kết hợp với 2 thìa mật ong. Đắp hỗn hợp lên mặt 20 phút giúp da mặt trắng hồng. Mỗi tuần làm khoảng 2-3 lần.

6. Bài thuốc điều trị cao huyết áp

Chuẩn bị 250g cà rốt, 100g quất cùng với 150g chuối tiêu chín và một chút đường phèn. Đầu tiên lấy cà rốt làm thành nước ép, quất được vắt lấy nước. Dùng chuối xay nhỏ rồi cho vào nước ép cà rốt, quất. Thêm chút đường phèn để uống vài lần trong ngày.

Ngoài các bài thuốc trên, chúng ta có thể chế biến cà rốt thành những món ăn ngon trong bữa ăn hàng ngày như cà rốt hầm xương, cà rốt xào, nộm cà rốt,… Việc sử dụng cà rốt như những món ăn cũng vẫn đảm bảo những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe nên chúng ta có thể chế biến theo sở thích và khẩu vị của mình.

Những điều lưu ý khi sử dụng cà rốt an toàn

Mặc dù cà rốt có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Thế nhưng, khi sử dụng chúng ta vẫn cần lưu ý một số điều sau:

[ Dược liệu ] Cà rốt: Nguồn gốc, tác dụng, cách sử dụng hiệu quả - sentayho.com.vn Sử dụng cà rốt đúng cách mới phát huy được tối đa tác dụng[/caption]

  • Không nên ăn quá nhiều cà rốt sẽ gây ra bệnh vàng da. Nếu ăn nhiều cà rốt hoạt chất caroten trong cà rốt sẽ làm cho gan nhiễm độc và biến da thành màu vàng.
  • Chất xơ có trong thành phần cà rốt là dạng chất xơ không hòa tan. Việc ăn nhiều cà rốt và không uống đủ nước sẽ làm cho lượng chất xơ này không tiêu hóa được, tắc nghẽn tại ruột và gây ra tình trạng táo bón. Nghiêm trọng hơn là khiến hiện tượng trĩ nội xảy ra.
  • Chất hemoglobin có trong cà rốt gặp phải lượng natri có sẵn trong cơ thể sẽ tạo thành chất methemoglobin. Chất này khiến cho cơ thể bị ngộ độc, một vài trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
  • Không nên dùng cà rốt trong khi chúng ta đang gặp tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Lúc này ăn cà rốt sẽ làm cho tình trạng trên diễn biến nặng hơn.
  • Hạn chế kết hợp cà rốt với quả ớt, giấmcủ cải trắng. Điều này sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng có trong cà rốt cho cơ thể.
  • Không sử dụng cà rốt đã bị hư, dập vì sẽ có nguồn vi khuẩn có hại cho cơ thể.

Trên đây là tất cả những điều cần biết về cà rốt cũng như tác dụng của cà rốt cho sức khỏe. Sử dụng cà rốt đúng cách, đúng chừng mực là giải pháp nâng cao hệ miễn dịch, ngăn chặn nhiều bệnh lý nguy hiểm.