Theo sự phát triển rộng rãi và phổ biến của cơ chế thị trường, thì từ lâu, Việt Nam đã xây dựng định hướng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vậy cơ chế thị trường là gì? Sau đây, chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn vấn đề trên.
Cơ chế thị trường là gì?
Cơ chế thị trường (tiếng Anh là Market Mechanism) thường được hiểu là một hệ thống thị trường tự do. Tức là khi tham gia thị trường đó, bạn hoàn toàn tự do mà không phải chịu bất kì giời hạn nào.
Những cá nhân, tổ chức riêng biệt tham gia cơ chế thị trường tác động lẫn nhau, hình thành nên hệ thống giá cả, con đường phân phối, cơ cấu sản xuất,… Từ đó giúp nhà đầu tư xác định được cách thức tối đa hóa lợi nhuận, sẽ căn cứ vào giá cả, tiềm năng, nhu cầu,… để quyết định sẽ sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai và một cách hoàn toàn tự do.
Ví dụ: Hai nhà bán quần áo công sở ở cạnh nhau. Nhà A thường xuyên cập nhật những mẫu mới như blaze, đầm công sở kiểu mới,… trong khi nhà B trung thành với quần áo phong cách cổ điển.
Nếu nhiều người mua quần áo ở nhà A thì chủ quán có thể nâng giá lên. Ngược lại nhà B sẽ giảm giá để kích thích nhu cầu của người mua. Sau một thời gian, nhà A sẽ bán ít quần áo hơn với mức giá cao hơn, trong khi nhà B bán nhiều quần áo hơn với mức giá thấp hơn. Do đó, về tổng thể không có sự chênh lệch nhiều giữa hai nhà.
Theo đó Adam Smith xây dựng khái niệm về bàn tay vô hình. Chúng đề cập đến các hành động hay quyết định cá nhân của các tác nhân kinh tế dẫn đến phúc lợi tối đa cho nền kinh tế. Các quyết định này hoạt động về mặt cung và cầu cho một hàng hóa, được gọi chung là cơ chế thị trường.
Và mọi hoạt động của các cá nhân trong xã hội chỉ nhằm phục vụ lợi ích của chính các cá nhân đó, chứ không phải vì lợi ích cộng đồng.
Tuy nhiên, thông qua phân công lao động, thông qua thị trường và cơ chế giá cả, toàn bộ xã hội cũng sẽ được hưởng lợi từ hoạt động riêng lẻ của các cá nhân, một “bàn tay vô hình” sẽ dẫn dắt con người trong khi làm việc có lợi cho mình thì đồng thời đã đóng góp lợi ích cho tập thể.
– Ưu thế: kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể; kích thích LLSX phát triển; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tuyển chọn bồi dưỡng các nhà sx , kinh doanh và quản lý…
– Nhược điểm: sự điều tiết các quan hệ kinh tế- xã hội mang tính tự phát; do lợi nhuận mà làm giảm đạo lý, tình người; phân hóa giàu nghèo; khai thác kiệt quệ nguồn tài nguyên thiên nhiên; tệ nạn xã hội gia tăng….
Nguyên tắc phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường
Ở nội dung trên chúng ta đã tìm hiểu về định nghĩa của cơ chế thị trường là gì?, trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu tới quý vị về nguyên tắc phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường, cụ thể như sau:
– Nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng, nguồn lực trong cơ chế thị trường được phân bổ theo quy luật của thị trường. Ví dụ: quy luật cung – cầu, quy luật giá trị,…
Tuy nhiên, để cơ chế thị trường thực hiện tốt được chức năng của mình, thì đảm bảo các yếu tố về thông tin, sự cạnh tranh công bằng, không có ảnh hưởng ngoại lai,….
Nếu không thỏa mãn những điều kiện này thì nguồn lực phân bổ không thể đạt mức tối ưu, do đó, hoạt động kinh doanh trong thị trường thất bại, có thể dẫn tới sự khủng hoảng nền kinh tế trong một khu vực nhất định.
– Tối đa hóa lợi ích là mục tiêu cũng là nguyên tắc để phân bổ nguồn lực trong cơ chế thị trường. Theo đó, nguồn lực sẽ được phân bổ vào những ngành, lĩnh vực hay địa bàn nào mang lại lợi ích tối đa cho người sở hữu nguồn lực đó. Theo hình thức phân bổ này, hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra được cung cấp theo giá cả cân bằng cung – cầu trên thị trường.
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Cơ chế thị trường là gì? Mọi thắc mắc liên quan tới nội dung bài viết, quý vị có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.