Công ty TNHH một thành viên là gì? Với loại hình doanh nghiệp này sẽ có những ưu nhược điểm gì?. Trong phạm vi bài viết này Luật Thiên Mã sẽ giới thiệu sơ lược về loại hình Công ty TNHH một thành viên, qua đó chúng tôi sẽ điểm qua những điểm lợi và hạn chế của loại hình doanh nghiệp này.
Mục lục
Công ty TNHH một thành viên là gì?
Theo quy định tại Điều 73 Luật Doanh nghiệp năm 2014, Công ty TNHH một thành viên là loại hình doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ.
Về tư cách pháp nhân, công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đặc điểm của Công ty TNHH một thành viên
Số lượng thành viên của Công ty TNHH 1 thành viên là bao nhiêu?
Từ khái niệm đã đề cập ở trên, công ty TNHH một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu của Công ty TNHH 1 thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Đối với loại hình này, chủ sở hữu công ty có thể là cá nhân hay tổ chức, mà không bị bắt buộc phải do pháp nhân thành lập theo quy định cũ trước đây.
Thành lập Công ty TNHH cần bao nhiêu vốn?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014: Vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và được ghi trong Điều lệ của công ty. Đồng thời chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như cam kết khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp. Thời hạn góp vốn là 90 ngày, được tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Vốn điều lệ của Công ty TNHH Một thành viên cũng hoàn toàn do một cá nhân hoặc tổ chức góp vào. Trong công ty cũng không có sự liên kết góp vốn của nhiều thành viên, hay với các nhà đầu tư như các loại hình công ty khác.
Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH một thành viên.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014, về cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty TNHH một thành viên như sau:
- Cơ cấu tổ chức quản lý nội bộ của Công ty TNHH 1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu: Mô hình thứ nhất: Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên; Mô hình thứ hai: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đôc và Kiểm soát viên.
- Đối với Công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu: cơ cấu tổ chức bao gồm Chủ tích công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Tìm hiểu thủ tục giải thể công ty tnhh một thành viên thì VÀO ĐÂY
Chế độ trách nhiệm trong Công ty TNHH 1 thành viên quy định như thế nào?
Tên gọi của loại hình công ty này: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên- phần nào cũng nói lên đặc điểm về số lượng thành viên và chế độ chịu trách nhiệm trong loại hình doanh nghiệp này. Chủ sở hữu của công ty TNHH một thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn điều lệ công ty. Tức là, chủ sở hữu chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp cũng chính là số vốn điều lệ của công ty.
Huy động vốn, chuyển nhượng vốn trong Công ty TNHH một thành viên
- Về cơ chế chuyển nhượng vốn: Chủ sở hữu có thể chuyển toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức, cá nhân khác, đồng nghĩa với việc chủ sở hữu đã rút toàn bộ vốn ra khỏi công ty.
- Về cơ chế huy động vốn: Công ty TNHH một thành viên không được phép phát hành cổ phần để huy động vốn. Tuy nhiên, khi chủ sở hữu muốn tiến hành huy động vốn có thể tiến hành huy đông từ vốn vay từ các tổ chức, cá nhân hoặc tự đưa thêm vốn vào.
Vào đây để tìm hiểu: Khái Niệm & Đặc Điểm Công Ty TNHH Hai Thành Viên
Loại hình Công ty TNHH một thành viên có ưu điểm, hạn chế gì?
Tất cả các loại hình doanh nghiệp hợp pháp đều sẽ có những mặt tốt và hạn chế của nó. Chúng ta cùng xem với loại hình này thì sao nhé.
Về ưu điểm của Công ty TNHH một thành viên:
- Thứ nhất: chủ sở hữu Công ty TNHH một thành viên là một tổ chức hoặc một cá nhân do đó chủ sở hữu có toàn quyền quyết định các vấn đề của công ty mà không phải xin ý kiến hay góp ý từ chủ thể khác.
- Thứ hai: Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân. Do đó, có sự độc lập về tài sản của chủ sở hữu với tài sản công ty (tài sản đưa vào kinh doanh). Chủ sở hữu công ty sẽ chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đưa vào kinh doanh.
- Thứ ba: với số lượng thành viên là một cá nhân hoặc một tổ chức, Công ty TNHH 1 thành viên có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, tinh giản hơn rất nhiều so với mô hình, tổ chức của Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần.
Về hạn chế của Công ty TNHH một thành viên trở lên
- Thứ nhất: do không được phát hành cổ phần nên khả năng huy động vốn của Công ty TNHH một thành viên là không cao. Khi có nhu cầu huy động vốn, chỉ có thể huy động từ vốn vay hoặc chủ sở hữu tự đưa thêm vốn vào.
- Thứ hai: về chuyển nhượng vốn. Công ty TNHH 1 thành viên khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ bằng cách chuyển nhượng vốn góp cua người khác hoặc tiếp nhận phần vốn của thành viên mới thì phải tiến hành chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp khác.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Doanh nghiệp năm 2014.
- Luật Đầu tư năm 2014.
- Các văn bản hướng dẫn đi kèm.
Với những đặc điểm nói trên và những phân tích ưu điểm, hạn chế của loại hình công ty tnhh một thành viên. Có thể là căn cứ để cân nhắc xem loại hình doanh nghiệp này có phù hợp với nhu cầu của mình. Hi vọng rằng những kiến thức trên đây về loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 1 thành viên mà các biên tập viên tại Công Ty Luật TNHH Thiên Mã chia sẻ sẽ có ích cho bạn.
Bạn đang xem bài viết “công ty tnhh một thành viên là như thế nào? đặc điểm? cơ cấu tổ chức” tại chuyên mục “dịch vụ doanh nghiệp”