Mục lục
Creative Brief là gì ?
Creative Brief ( Bản tóm tắt/ định hướng sáng tạo) là bản phác thảo thông tin các khía cạnh một sản phẩm sáng tạo của Client (Khách hàng), nhằm mục đích đảm bảo Agency, cụ thể là team Creative phát triển chiến dịch truyền thông đi đúng hướng. Bạn có thể tưởng tượng Creative Brief như một tấm bản đồ kho báu, không những nó giúp bạn tìm được con đường đi ngắn nhất, mà còn cho bạn biết cách mở kho báu nhanh nhất.
Một bản Creative Brief tiêu chuẩn thường chứa thông tin đầy đủ và ngắn gọn về mục tiêu và chiến lược sản phẩm tiếp cận với khách hàng trong khoảng 1 – 2 trang.
Thông thường, creative brief được tạo nên bởi một team từ những lĩnh vực khác nhau để giải thích được chi tiết thông điệp của sản phẩm. Hơn nữa, bản brief được tạo nên bởi một người sẽ mang ý kiến chủ quan, khiến sản phẩm thiếu tính chính xác.
Nguồn: Pinterest.
Tại sao Creative Brief lại quan trọng đến thế ?
– Chính vì Creative Brief như một bản đồ định hướng kho báu, nên việc thiếu đi bản đồ hoặc thông tin trong bản đồ sẽ khiến toàn bộ chiến dịch truyền thông đi sai hướng và thất bại.
– Về phía Client, họ cần hiểu rõ ý tưởng mà Agency dự định thực hiện trên sản phẩm của mình, từ đó quyết định có nên kí hợp đồng hợp tác hay không. Còn Creative team sẽ lấy bản brief như một chuẩn mực để họ không bị lạc đề trong quá trình brainstorm, đồng thời cân đối ngân sách để tạo nên chiến dịch phù hợp với thông điệp của thương hiệu. Vì thế, tạo một bản brief đáp ứng yêu cầu của Client mà vẫn truyền cảm hứng để team creative thoả sức sáng tạo là một vấn đề cần cân nhắc.
– Mặc dù bản creative brief mất thời gian để phát triển, nhưng nó sẽ đảm bảo cho toàn bộ quá trình bắt đầu thực hiện chiến dịch được trơn tru, tiết kiệm tối đa ngân sách cho công ty mà kết quả đạt được vẫn hiệu quả.
Thế nào là một bản Creative Brief hiệu quả nhất ?
Bạn không nhất thiết phải làm bản brief theo một form cố định, nhưng hãy đảm bảo bạn đã cung cấp đầy đủ các mục thông tin sau:
1. Giới thiệu công ty.
– Hãy cung cấp thông tin cơ bản về công ty để giúp Agency hiểu rõ hơn bạn là ai? Sản phẩm/dịch vụ của bạn là gì? Cũng như contact đến trang web, facebook hay bất cứ tài liệu nào hữu ích để họ chủ động tìm kiếm thông tin về bạn.
2. Tổng quan dự án.
– Viết ngắn gọn tổng quan về dự án, trả lời các câu hỏi: Dự án của bạn là gì? Tại sao bạn cần thực hiện dự án này? Mục tiêu chiến dịch của công ty bạn là gì ? Bối cảnh quảng bá về dự án sẽ như thế nào ?
3. Mục tiêu và thách thức của dự án.
– Nêu chi tiết và rõ ràng mục đích thực hiện dự án của bạn. Bạn hy vọng kết quả sau dự án sẽ như thế nào ? Làm thế nào để đo lường mức độ thành công đó? Những thách thức nào công ty đang cần giải quyết? Lấy ví dụ công ty bạn đang thiếu độ nhận diện của khách hàng về thương hiệu và bạn muốn định vị lại USP ( Unique Selling Point ).
4. Khách hàng mục tiêu
– Dành thời gian tìm hiểu kĩ về insight khách hàng mục tiêu của bạn sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn concept mà chiến dịch hướng tới. Khách hàng của bạn là ai? ( độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp ) Họ mong muốn gì về sản phẩm và thương hiệu của bạn? Bạn mong muốn họ sẽ nghĩ về công ty của mình như thế nào ? ….
5. Đối thủ cạnh tranh.
– Đối thủ cạnh tranh của công ty bạn là ai? Tìm hiểu về điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược marketing cũng như định vị thương hiệu của họ sẽ giúp bạn có sự so sánh và có cái nhìn tổng quát về vị trí của công ty mình trên thị trường.
6. Chiến lược truyền thông.
– Mô tả chi tiết với agency các kênh truyền thông, kế hoạch quảng bá mà bạn sử dụng để lan toả thông điệp và sản phẩm đến khách hàng mục tiêu.
7. Key message
-
Key message thể hiện sự khác biệt của bạn với các sản phẩm của nhãn hàng khác, tạo ra nhu cầu mua hàng mạnh mẽ cho khách hàng.
– Thông điệp chủ đạo về thương hiệu của bạn cần ngắn gọn và dễ nhớ, dễ tạo thành khẩu hiệu để khi khách hàng nhớ và dễ ấn tượng về thương hiệu của bạn.
8. Ngân sách
– Bạn cần liệt kê chi tiết về ngân sách cho chiến dịch, hãy chia rõ những khoản cụ thể bạn chi cho hình thức quảng cáo nào để Agency có thể cân đối và tập trung vào các mục chính.
9. Key Response
– Đây là phần giúp agency hiểu rõ nhất mục đích cuối cùng toàn bộ chiến dịch và định hướng nhóm sáng tạo hướng tới. Nêu rõ phản ứng mong muốn của bạn từ khách hàng mục tiêu. Bạn mong muốn họ sẽ nhận thức về thương hiệu của bạn như thế nào? Hành động của họ sau khi tiếp cận chiến dịch ? ( mua hàng, chia sẻ với người thân… )
Nguồn: Pinterest
Trên đây là bản chi tiết cách viết creative brief dành cho client, nếu bạn thuộc team creative của agency, hãy tham khảo bài viết hướng dẫn cách viết brìef cho designer từ Colorme nhé.
Lời kết
Hi vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn đầy đủ về Creative Brief và cách tạo nên một bản Brief đầy đủ thông tin, hiệu quả. Đừng tiếc thời gian tạo nên bản Creative Brief của công ty, bởi đây là cách tiết kiệm chi phí và thời gian nhất cho toàn bộ chiến dịch truyền thông của bạn. Bạn đừng quên Khóa học thiết kế đồ hoạ chuyên sâu của Colorme sẽ là trợ thủ đắc lực với những bạn làm trong các Agency hoặc Client.