Đảo phách (Syncope) & NGHỊCH PHÁCH (Contre-temps) – MAD MEN

Đảo phách là một dạng phân chia thứ tự ngoại lệ giữa các phách mạnh yếu. Khi đảo phách, note nhạc ở phách yếu ngân dài, chiếm cả phách mạnh kế đó. Khi đảo phách, note mạnh mất sự quan trọng khi bắt đầu phách, bị chìm dưới sự ngân dài của phách phía trước. Lúc này, các note trong ô nhịp không còn dựa vào trật tự mạnh yếu, ví dụ:

Untitled



Phách yếu ở ô nhịp 1 nối dài qua nửa phách mạnh ở ô nhịp 2.

Phách yếu ở ô nhịp 3 nối dài qua phách mạnh ở ô nhịp 4.

Mục đích của đảo phách là làm cho đoạn nhạc có vẻ khập khễnh, ngập ngừng. Đảo phải còn giúp cho đoạn nhạc bớt đơn điệu, buồn tẻ.

Tùy theo giá trị trường độ của các note nối nhau trong đảo phách mà người ta phân loại như sau:

Đảo phách cân:

Khi note đứng trước và note đứng sau trong đảo phách có cùng trường độ. Ví dụ trong một đoạn nhạc của bài DOMINO, chúng ta có đảo phách cân. Đảo phách cân được tạo ra từ cuối ô nhịp trước với note đen đầu ô nhịp sau.

Untitled

Untitled

Đảo phách lệch:

Khi note đứng trước có trường độ lớn hơn note đứng sau. Ví dụ ở bài LA PALOMA, note trắng ở ô nhịp 2 nối với note móc trong liên ba của ô nhịp 3.

Untitled

Hoặc ở bài JE T’ATTENDRAI, note trắng ở ô nhịp trước nối với note đen của ô nhịp sau:

Untitled

Đảo phách thọt (đảo phách gẫy):

Khi note đứng trước có trường độ nhỏ hơn note đứng sau. Ví dụ, trong bài MA PRIÈRE, C’EST TOI thì note móc ở phách 2 nối với note đen ở phách 3: Untitled

Nghịch phách còn gọi là nhịp chỏi được hể hiện bằng cách im lặng hoàn toàn nơi phách mạnh, âm phát ra nơi phách yếu. Nghịch phách tạo ra một sự kích động, hụt hẫng, làm cho đoạn nhạc nhộn nhịp, vui hơn.

Ví dụ 1:

Trong bài LOVE STORY của Francis Lai:

Untitled

Ở ô nhịp thứ 2 trong đoạn nhạc trên, phách mạnh bị im bằng lặng đen, tạo ra nghịch phách.

Ở ô nhịp thứ 5, phách mạnh bị im bằng dấu lặng đen, tạo ra nghịch phách.

Ví dụ 2:

Trong bài KNOCK THREE TIMES:Untitled

Ở ô thứ 3 trong đoạn nhạc trên, phách mạnh bị im bằng dấu lặng đen, tạo ra nghịch phách. Trong bài còn có nhiều đoạn nghịch phách tương tự.

Nghịch phách đều:

Khi giá trị của dấu lặng bằng giá trị của hình note thì người ta gọi đó là nghịch phách đều. Ví dụ: Untitled

Qua trích đoạn bài LOVE STORY của Francis Lai, ở ô nhịp thứ 2-4-6 có dấu lặng móc và dấu móc đơn phách 1 (phách mạnh). Phách 1 được chia làm 2 chi phách hay 2 thì (temp), một chi phách là dấu lặng móc và chi phách kế tiếp là dấu móc đơn. Hai dấu này có giá trị trường độ bằng nhau, vì vậy đây là nghịch phách đều.

Nghịch phách không đều:

Khi giá trị của 2 chi phách của phách 1 (mạnh) không bằng nhau.

vd: Hình note dài hơn dấu lặng.

Untitled

Trong đoạn trích TONIGHT’S SO COLD, các ô nhịp 1-3-5 đều có dấu lặng đơn và dấu móc đơn ở phách 1, đó là nghịch phách đều (2 chi của phách 1 bằng nhau).

Đến ô nhịp thứ 7 , dấu lặng đơn của phách đầu, kế tiếp là note đen. Vậy đó là nghịch phách có hình note dài hơn dấu lặng, được gọi là nghịch phách không đều

Ví dụ 2:

Dấu lặng dài hơn hình note.

Trong trích đoạn của bài TONIGHT’S SO COLD, ô nhịp 9 có dấu lặng đen và dấu lặng đơn (phách 1 kéo dài đến chi đầu của phách 2 là dấu lặng), chi cuối của phách 2 là note móc đơn. Vậy đó là nghịch phách có dấu lặng dài hơn hình note, được gọi là nghịch phách không đều Untitled