Tìm hiểu Dinh Vạn Thủy Tú, điểm dừng chân mang đậm vẻ đẹp lịch sử là vấn đề trong nội dung hôm nay của chúng tôi. Theo dõi nội dung để tham khảo nhé.
Dinh Vạn Thủy Tú hay còn được gọi với cái tên là Đình Vạn Thủy Tú, được biết đến là một trong những dinh vạn lớn và cổ xưa nhất của nghề biển Bình Thuận. Cùng Sen Tây Hồ khám phá nơi thú vị này nhé!
Địa chỉ: 54 Đức Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Giờ mở cửa tham quan: 7:00 – 17:30 hằng ngày.
Giá vé tham quan trong khoảng: 5.000 VNĐ / trẻ em và 15.000 VNĐ / người lớn.
Nếu bạn đi theo đoàn với số lượng lớn và có hướng dẫn viên thì sẽ được vào cổng miễn phí.
Lưu ý: Đây là mức giá vé tham khảo có thể thay đổi tùy theo thời gian hoặc vào các dịp lễ, tết.
Không sở hữu vẻ đẹp thơ mộng, sang trọng như những địa điểm du lịch khác nhưng Dinh Vạn Hạnh Tú vẫn thu hút khách du lịch bởi những nét độc đáo riêng biệt. Đến với Dinh Vạn Thủy Tú, bạn không chỉ được chiêm ngưỡng những vẻ đẹp cổ kính, tráng lệ mà còn được tìm hiểu thêm về lịch sử, tín ngưỡng của người dân Phan Thiết. Nếu yêu thích những giá trị truyền thống, bạn hãy lưu ngay địa điểm này vào cẩm nang du lịch nhé!
Xem thêm: Dừng chân tại Cù Lao Thu chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên đặc sắc
Từ trung tâm thành phố Phan Thiết, bạn đi gần 15km theo hướng quốc lộ 1A từ Sài Gòn – Phan Thiết ngay vòng xoay Suối Cát. Sau đó, bạn tiếp tục đi theo đường Trần Quý Cáp – Trần Hưng Đạo để đến đường Hàn Thuyên. Tiếp đến, bạn rẽ trái và di chuyển đến ngã tư giao đường Đức Ông. Đi cho đến khi tìm thấy số 54 chính là Dinh Vạn Thủy Tú. Còn nếu bạn đang đi Co.opmart gần đó thì chỉ cần đi qua cầu Trần Hưng Đạo. Sau đó, bạn rẽ vào đường Ngư Ông đi thêm khoảng 500 mét nữa, bạn sẽ thấy cổng vào Dinh Vạn Thủy Tú.
Nếu bạn thuê xe ô tô và xe máy để di chuyển thì khi đến nơi bạn phải gửi xe với giá trong khoảng từ: 5.000 – 30.000 VNĐ / chiếc.
Sử sách ghi lại, Dinh Vạn Thủy Tú được xây dựng vào năm 1762 bởi các ngư dân làng Thủy Tú để thờ cá Ông. Đây là nơi gắn liền với lịch sử phát triển của biển Phan Thiết và có ý nghĩa rất lớn đối với ngư dân nơi đây.
Lúc mới xây dựng, Dinh chỉ là một gian nhà gỗ lợp mái lá đặt sát biển với chính diện đặt thờ thần Nam Hải. Sau đó được tôn tạo hoàn chỉnh đã có được vị trí như ngày hôm nay. Trải qua bao thăng trầm của thời gian nhưng những nét đẹp của Dinh Vạn Thủy Tú vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn như thuở sơ khai.
Năm 1996, Dinh Vạn Thủy Tú được xếp hạng vào Di tích lịch sử cấp Quốc gia. Vào năm 2003, với sự giúp đỡ phục chế của viện Hải dương học Nha Trang, bộ xương cá Ông được trưng bày tại Dinh Vạn Thủy Tú lại càng được tôn thêm phần giá trị. Nơi đây còn là nơi lưu trữ rất nhiều những văn tự, bài tế, hoành phi bằng chữ Hán – Nôm liên quan đến nghề biển có giá trị văn hóa to lớn.
Dinh Vạn Thủy Tú được công nhận là một trong những di tích cổ có số lượng lớn sắc phong của các vị vua triều Nguyễn ban tặng, với tổng cộng 24 sắc phong dưới triều đại 5 vị vua: Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, Khải Định. Trong đó, riêng Vua Thiệu Trị ngự ban 10 sắc phong.
Theo như sử cũ kể lại thì trong lúc nghĩa quân Nguyễn Huệ, Gia Long vượt biển và gặp bão lớn thì đã được sự giúp đỡ của cá Ông. Để tưởng nhớ đến ơn cứu mạng, sau khi vua Gia Long lập nên triều đình nhà Nguyễn đã sắc phong cho cá Ông là “Nam Hải Đại Tướng Quân” và những sắc phong khác kèm theo.
Dinh Vạn Thuỷ Tú là ngôi đền được xây dựng lâu đời với kiến trúc khá đặc biệt là “tứ trụ” thể hiện các vì, kèo, cột và đều xuất phát từ đỉnh tứ trụ. Qua cổng tam quan về phía hữu là nhà trưng bày cốt ông Nam Hải.
Dinh sở hữu một khuôn viên rộng lớn với mang đậm phong cách cổ kính xưa. Điểm nổi bật nhất trong khuôn viên chính là Ngọc Lân Thánh địa có diện tích rộng nhất, đây là nơi dùng để mai táng cá Ông.
Chính bởi phong cách bày trí và thờ phượng gần giống với các ngôi đền nên Dinh Vạn Thủy Thú thường được nhiều người gọi là Đình Vạn Thủy Tú. Chính giữa Dinh là nhà thờ Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân tôn thần (Ông Nam Hải); bên trái thờ Thuỷ Long thánh phi nương nương tôn thần (Nữ Thần Nước) và bên phải thờ Thái hiệu tiên sư tôn thần (Ông tổ nghề nông ngư nghiệp). Phía sau là phòng lưu trữ bảo tồn những bộ cốt cá voi. Ngoài ra, ở cạnh chính điện còn có miếu thờ Đức Quan Thánh. Đây là những nhân vật liên quan đến nghề biển và đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người dân Phan Thiết.
Nếu bạn đã dành trọn buổi sáng để tham quan Dinh Vạn Thủy Tú, thì khi đến xế chiều bạn hãy đến đồi cát Bàu Trắng để ngắm hoàng hôn Phan Thiết để có một ngày đi chơi trọn vẹn!
Sau khi ngắm xong từng khuôn viên trong Dinh, bạn có thể tìm món bánh rế Phan Thiết để nhâm nhi và nạp lại năng lượng.
Không chỉ được biết đến với lịch sử lâu đời cùng kiến trúc độc đáo, Dinh Vạn Thủy Tú còn nổi tiếng với bộ xương cá Ông lớn nhất Đông Nam Á. Truyền thuyết dân gian kể lại rằng sau khi xây xong, Dinh Vạn có một cá Ông rất lớn trôi dạt vào bờ phía trước Dinh. Vì cá Ông quá lớn nên phải mất 2 ngày thì các ngư dân trong bổn vạn cùng các bổn vạn khác được huy động mới có thể đưa Ông vào mai táng trong khuôn viên.
Bộ xương cá Ông được nhận định là của loài cá voi lưng xám với chiều dài 22m và nặng 65 tấn được bảo quản nguyên vẹn không mất một phần xương nào với niên đại lên đến 1 thế kỷ. Bên cạnh bộ Xương khổng lồ, Dinh còn lưu giữ trên 100 bộ xương cá Ông lớn nhỏ với niên đại trên 150 năm.
Bây giờ bạn đã biết, ngoài nước mắm Phan Thiết ra thì bộ xương Cá Ông cũng là niềm tự hào của người dân nơi đây.
Cái tên Vạn Thủy Tú thể hiện ước mơ về một làng chài trù phú. Ngư dân Phan Thiết luôn tin rằng cá Ông chính là vị thần phù trợ cho ngư dân biển có được cuộc sống đầy đủ, ấm no nên họ luôn tự hào mỗi khi được hỏi về tín ngưỡng này đồng thời có những nghi thức mai táng, chôn cất rất trang trọng dành cho cá Ông.
Theo như tục lệ xưa của ngư dân Bình Thuận thì người đầu tiên phát hiện ra Ông lụy bờ thì sẽ được coi là con trai Ông và có bổn phận chôn cất và để tang Ông như để tang cha mẹ mình. Cá Ông Lớn khi qua đời sẽ được chôn cất ở những đụn cát gần ngoài biển và được tiến hành đầy đủ các nghi thức cúng bái thể hiện sự tôn kính. Sau nhiều năm, khi xác Ông chỉ còn xương, ngư dân sẽ đưa bộ cốt vào trong tẩm để thờ. Đối với cá Ông nhỏ, ngư dân sẽ dùng rượu rửa sạch sau đó đem phơi nắng nhiều ngày để giảm mùi hôi rồi mới đem chôn trong Ngọc Lân Thánh Địa.
Ở triều nhà Nhà Nguyễn, ai phát hiện ra cá voi mắc cạn thì được nhân dân tôn sùng và miễn sưu dịch 3 năm. Trong đó, ông Nguyễn Sáu thường được gọi với tên là Sáu Vẹo là một trong những ngư phú “có duyên” nhất khi đã gặp không dưới 15 lần.
Sau những chia sẻ về Dinh Vạn Thuỷ Tú, bạn có muốn một lần đặt chân đến địa điểm này để cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp lịch sử của nơi đây không? Sen Tây Hồ hy vọng câu trả lời sẽ là có!