DMVPN là gì? Mô hình triển khai DMVPN

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu công nghệ DMVPN là gì? Mô hình triển khai cũng như các lợi ích khi triển khai DMVPN so với các mạng Point to Point GRE thông thường

DMVPN là gì?

Dynamic Multipoint VPN (DMVPN) là 1 giao thức của Cisco để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của các công ty doanh nghiệp để có thể kết nối các văn phòng chi nhánh với các trụ sở chính và giữa giữa các chi nhánh với nhau trong khi vẫn giữ chi phí thấp, giảm thiểu độ phức tạp cấu hình và tăng tính linh hoạt của hệ thống mạng.



Trong DMVPN, 1 Router (thường đặt ở trụ sở chính) sẽ đóng vai trò là Hub còn các Router ở các chi nhánh sẽ là các Spoke. DMVPN bao gồm hai thiết kế triển khai chủ yếu:

  • Hub to Spoke: được sử dụng để kết nối từ trụ sở đến chi nhánh
  • Spoke to Spoke: được sử dụng để kết nối giữa các chi nhánh

DMVPN là gì? Mô hình triển khai DMVPN

Trong cả 2 trường hợp Router Hub bắt buộc phải có địa chỉ IP public tĩnh, trong khi Router Spoke có thể sử dụng IP tĩnh hoặc động.

Các Spoke đều có các kết nối đến Hub thông qua mGRE tunnel (Hub to Spoke Tunnel), còn các Spoke kết nối với nhau qua Spoke to Spoke Tunnel động, được khởi tạo khi có nhu cầu giao tiếp giữa các chi nhánh.

DMVPN sử dụng NHRP để xác định địa chỉ IP Public hiện tại của các Spoke. Các Spoke khi được cấu hình DMVPN sẽ khai báo địa chỉ IP Public của mình tới Hub và truy vấn địa chỉ IP của Spoke khác khi cần tạo Tunnel. Các bạn có thể xem thêm về bài viết Next Hop Resolution Protocol (NHRP)

DMVPN sử dụng multiple GRE (mGRE) Tunnel thay vì GRE để giảm số lượng Tunnel cần tạo. mGRE không có tunnel destination được cấu hình nên mGRE sẽ sử dụng NHRP để xác định IP đích khi cần khởi tạo Tunnel.

Các lợi ích khi sử dụng DMVPN

  • Đơn giản hóa việc cấu hình: DMVPN chỉ sử dụng 1 tunnel cho tất cả các Spoke và chúng sử dụng chung 1 dải IP cho các interface Tunnel
  • Hỗ trợ các giao thức định tuyến động
  • Có thể sử dụng IP Public động trên các chi nhánh
  • Spoke to Spoke Tunnel được tạo 1 các tự động khi cần kết nối giữa các chi nhánh với nhau. Dữ liệu trao đổi giữa 2 chi nhanh cũng được gửi trực tiếp mà không cần thông qua Hub
  • Chi phí quản lý thấp do không cần mua nhiều IP Public tĩnh cũng như chi phí triển khai.
  • Bảo mật mạnh khi kết hợp mGRE với IPSec. Các bạn có thể tham khảo thêm về cách kết hợp GRE với IPSec trong bài viết GRE Tunnel là gì? Hướng dẫn cấu hình GRE Tunnel Trên Router Cisco

>> Các bạn có thể xem cách cấu hình DMVPN trong bài viết Hướng dẫn cấu hình DMVPN trên Router Cisco