Nơi cư trú, nơi thường trú, nơi tạm trú khác nhau như thế nào? – Luật Nhân Dân

Nơi cư trú, nơi thường trú, nơi tạm trú là những khái niệm nhiều người thường hay nhầm lẫn. Vậy phân biệt nơi cư trú, nơi thường trú và nơi tạm trú như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Phân biệt nơi cư trú, nơi thường trú, nơi tạm trú



Cơ sở pháp lý

  • Luật cư trú năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013;
  • Nghị định 31/2014/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết và biện pháp thi hành Luật cư trú do Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 04 năm 2014.

Phân biệt nơi cư trú, nơi thường trú và nơi tạm trú

Theo quy định của pháp luật, nơi cư trú là chỗ ở hợp pháp mà công dân thường xuyên sinh sống. Đó có thể là nơi thường trú hoặc là nơi tạm trú. Theo đó, nơi thường trú là nơi công dân thường xuyên sinh sống, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú. Còn nơi tạm trú là nơi mà công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.

Sau đây là những tiêu chí phân biệt sự khác nhau giữa nơi thường trú và nơi tạm trú.

STT Tiêu chí Nơi thường trú Nơi tạm trú 1 Thời hạn cư trú Không có thời hạn Có thời hạn cụ thể 2 Nơi đăng ký thời hạn cư trú Đăng ký tại công an quận, huyện, thị xã đối với thành phố trực thuộc trung ương hoặc tại công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã đối với thành phố thuộc tỉnh và được cấp sổ hộ khẩu. Đăng ký tại công an xã, phường, thị trấn và được cấp sổ tạm trú. 3 Điều kiện đăng ký -Khi đăng ký thường trú tại tỉnh thì công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó.

-Khi đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương thì cá nhân phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

+Có chỗ ở hợp pháp

+Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình

+Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

+Nếu đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, và nay lại trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình…

Đối với người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn. 4 kết quả đăng ký Cá nhân sau khi đăng ký được cấp Sổ hộ khẩu hoặc nhập tên vào Sổ hộ khẩu Cá nhân sau khi đăng ký được cấp Sổ tạm trú hoặc nhập tên vào Sổ tạm trú

Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Nơi cư trú, nơi thường trú, nơi tạm trú khác nhau như thế nào. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ trụ sở chính: CÔNG TY LUẬT NHÂN DÂN VIỆT NAM

Số 16, ngõ 84 Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội

Hotline tư vấn pháp luật miễn phí:

Mobile: 0966.498.666

Tel: 02462.587.666

Email: [email protected]

Tác giả: Luật sư Nguyễn Anh Văn

Xem thêm

  • Đăng ký tạm trú là gì, mẫu đơn đăng ký tạm trú mới đầy đủ nhất
  • Mẫu đơn xin xác nhận cư trú tại địa phương mới nhất
  • Đăng ký tạm trú là gì, mẫu đơn đăng ký tạm trú mới đầy đủ nhất