Phương pháp EASY, EASY 3, chuyển giao EASY 3.5 và một số rắc rối thường gặp

Trong quá trình nuôi con theo phương pháp EASY, mẹ không tránh được mốt số rắc rồi? Vậy cách xử lý một số rắc rối thường gặp cụ thể ở EASY 3 là gì? Khi nào bé thực hiện chuyển giao từ Easy 3 sang Easy 3,5 (hay còn gọi là Easy 3.5)? Mời ba mẹ tìm hiểu bài viết sau của POH!



(Phương pháp EASY: Thực chất là cách gọi của Nếp sinh hoạt EASY (E – eat, A – activity, S – sleep, Y – your time) – chu kỳ sinh hoạt lặp đi, lặp lại trong một khoảng thời gian ngắn từ sáng sớm thức dậy đến hết ngày của một em bé từ khi lọt lòng).

Để biết tất tần tật về các mốc Easy quan trọng khác, mời ba mẹ tham khảo Phương pháp Easy – Các mốc Easy quan trọng cho trẻ sơ sinh

EASY 3 – Chu kỳ EASY 3H

Easy 3 là gì? Là chu trình ăn – chơi – ngủ kéo dài trong 3h và lặp đi lặp lại của một em bé sơ sinh.

Em bé mới sinh, đủ ngày đủ tháng và cân nặng trên 2,7 kg có đủ kĩ năng và khả năng tích trữ năng lượng trong 3 giờ. Có nghĩa là nếu bé ăn no thì 3 giờ sau con mới đói. Vậy nên còn phù hợp với chu kỳ EASY 3 giờ.

chu kì Easy 3 giờ

EASY 3 cho em bé sơ sinh

Tổng thời gian thức kể cả ăn: 6-8 giờ và tổng thời gian ngủ không kể ăn: 16-18 giờ. Bé có thể dậy ăn đêm 1-3 lần cách nhau 3 giờ và mẹ đặt cho bé ngủ mà không có thêm hoạt động gì.

EASY chuyển giao – EASY 3,5 (Easy 3.5)

Easy 3.5 là gì? Easy 3 5 là Easy chuyển giao giữa Easy 3 và Easy 4. Khi này bé đã có thể thức lâu hơn 1 tiếng (Easy 3) nhưng chưa thức được đủ lâu 2 tiếng như Easy 4. Như vậy bé cần lịch Eas 3.15; Easy 3 5… trong giai đoạn này.

Thời điểm thực hiện: 6-8 tuần. Nhiều bé có thể theo easy này đến 12 tuần khi có tín hiệu chín muồi cho việc chuyển Easy 4.

Dưới đây là lịch sinh hoạt Easy 3 5 gợi ý cho một em bé 6 tuần, ngủ dậy lúc 7h sáng. Nếu con bạn dậy sớm hoặc muộn hơn, hãy điều chỉnh cho phù hợp.

Easy chuyển giao. EASY3,5

EASY chuyển giao – EASY 3,5

Lịch EASY 3.5 bao gồm 4 giấc ngủ ban ngày (4 naps).

– Tổng thời gian thức ban ngày: 6 tiếng 30 phút

– Tổng thời gian ngủ ngày: 6 tiếng

– Tổng thời gian ngủ đêm: 11 tiếng 30 phút

– Tổng thời gian ngủ trung bình cả ngày đêm: 17h30′

Thai giáo là gì? Thai giáo là như thế nào mẹ có biết?

Lịch mẫu EASY 3.5 gồm 4 giấc ngủ ngày (4 naps)

Lịch mẫu Easy 3 5 - 4 naps ngủ ngày

Lịch mẫu EASY 3.5 – gồm 4 nap ngủ ngày

Bé có thể ăn 1-2 bữa đêm cách nhau 3.5-4h nếu ban ngày bé ăn hợp tác và ăn có hiệu quả.

Nếu bé ăn không tốt, mẹ có thể cân nhắc giảm số bữa ăn đêm

Một số lưu ý EASY 3.5 mẹ không thể bỏ qua

EASY 3.5 xảy ra trong giai đoạn chuyển giao và cắt đi một giấc ngủ ngày của bé. Nhiều bậc cha mẹ tiếp tục cho ngủ giấc thứ 4 của ngày ở mốc 18:00 (nếu bé chỉ ngủ giấc 3 có 1:30 phút và bé không thức được đến 18:30 để đi ngủ giấc đêm thì có thể ngủ một giấc đệm 20-30′ trước giờ thực hiện trình tự ngủ).

Tuy nhiên giấc ngủ này đôi khi không thực hiện được. Đừng lo các mẹ nhé. Hãy thử trong 15 phút. Nếu con không ngủ được giấc thứ 4, mẹ hãy thay đổi kế hoạch và từ bỏ giấc ngủ ngắn thứ 4 đồng thời đẩy lịch lên và cho ngủ đêm sớm như lịch 3 giấc ngày sau:

Lịch EASY 3.5 bao gồm 3 giấc ngủ ban ngày (3 naps).

– Tổng thời gian thức ban ngày: 6 tiếng

– Tổng thời gian ngủ ngày: 5 tiếng 30 phút

– Tổng thời gian ngủ đêm: 12 tiếng 30 phút

– Tổng thời gian ngủ trung bình cả ngày đêm: 18 tiếng

Lịch mẫu EASY 3.5 gồm 3 giấc ngủ ngày (3 naps)

Lịch mẫu Easy 3 5 - 3 naps ngủ ngày

Lịch mẫu EASY 3.5 – gồm 3 nap ngủ ngày

Một số rắc rối thường gặp ở EASY 3

Khi bé dậy quá sớm – quá muộn

Như đã trình bày trong phần khoa học về giấc ngủ của bé thì trẻ em cần đi ngủ sớm và thường sinh hoạt khá gần với bản năng của động vật: đi ngủ khi mặt trời lặn và thức dậy khi bình minh.

Vì thế, lịch EASY thường thấy có một mô hình chung là con tỉnh dậy bắt đầu ngày mới từ 6h sáng và bắt đầu giấc ngủ đêm vào 6h chiều. Đây còn gọi là lịch 6h-6h. Nhiều bé có thể sinh hoạt theo giờ giao động, 7h-7h hoặc đâu đó ở giữa 2 khoảng này.

Về giờ đi ngủ vào giấc đêm

Với các em bé ngủ ngày quá kém, thời gian sớm nhất để con có thể bắt đầu giấc ngủ đêm là 5:30h chiều. Nhiều em bé cần ngủ 13h/đêm để bù đắp thời gian ngủ ngày còn thiếu, điều này hoàn toàn bình thường.

Nếu bắt đầu giấc ngủ đêm trước 5:30 giờ chiều, thì bé có khả năng sẽ dậy quá sớm vào sáng hôm sau, và do đó lại tiếp tục cần ngủ sớm vào chính tối hôm đó. Do đó, vòng luẩn quẩn của dậy quá sớm vào buổi sáng sẽ không phá vỡ được.

Ở một giới hạn khác, khi bé đi ngủ quá muộn thì bé bị lệch nhịp sinh hoạt, con bị quá giấc do đó giấc ngủ bị ngắt quãng nhiều, con ngủ không sâu và rất mệt, thậm chí dậy nhiều lần trong đêm và dậy rất sớm vào sáng hôm sau.

Vì thế, khi thiết kế lịch trình sinh hoạt ngày cho bé, nhiều bậc cha mẹ hạn chế tối đa các giấc ngủ ngày ngắn sau 5h chiều để đảm bảo con đủ mệt và đi ngủ vào giấc đêm trong khoảng thời gian tối ưu: từ 5:30 đến 7:30. Đây là khoảng thời gian lí tưởng cho bé bắt đầu giấc ngủ đêm.

Về giờ thức dậy buổi sáng

Nhiều em bé thức dậy rất sớm (4 giờ – 5 giờ sáng) và làm cho việc áp dụng EASY gặp nhiều khó khăn. Nhiều cha mẹ kiệt sức vì việc dậy sớm của con và cố con tối ngủ muộn hơn, với mong muốn con sẽ thức dậy muộn đi vào ngày hôm sau: điều này không những không thành công mà còn làm bé thức dậy nhiều hơn ban đêm, đảo lộn lịch sinh hoạt của bé (bé ngủ bù vào ban ngày và do đó quay ra bị lẫn lộn ngày đêm).

Ở nhiều gia đình, khi con dậy sớm mẹ cho con dậy luôn, dẫn đến ngày của bé quá dài, thời gian thức quá nhiều làm bé kiệt sức do đó bé đi ngủ đêm rất sớm (trước 5h30 chiều) và do nhu cầu ngủ đêm 12h của bé được đáp ứng, sáng hôm sau bé tiếp tục lại dậy sớm do đó hiện tượng này kéo dài hàng tháng mà không có biện pháp khắc phục.

en-em-be-tu-ngu-EASYRèn bé tự ngủ easy

Cách khắc phục hiện tượng dậy sớm là trong khoảng thời gian của ngủ đêm, trước 6h sáng thì mẹ tìm cách cho con ngủ lại theo phương pháp hướng dẫn bé tự ngủ mà mẹ lựa chọn. Hạn chế cho con ăn trong khoảng 3-6h sáng để đảm bảo con đói và ăn một bữa đầu ngày no nê.

Nếu trong trường hợp bé dậy sớm và không thể ngủ lại, mốc thời gian sớm nhất để mẹ có thể dậy cho bé ăn và bắt đầu ngày mới cho bé là 6h sáng.

Và sau khi cho bé ăn, bé được thức và thực hiện các hoạt động BẮT ĐẦU NGÀY MỚI chứ không ngủ lại nữa, vì nếu bé ngủ lại sau thời điểm này, giấc ngủ này lại bị tính là một giấc ngủ ngày (nap), dẫn đến hiện tượng thừa giấc ngủ ngày: là nguyên nhân của ngủ ngày ngắn (catnap), bé mệt mỏi, quấy khóc, dậy đêm nhiều và thức dậy sớm vào sáng tiếp theo.

Nếu cho bé bắt đầu ngày mới lúc 6h sáng, hãy đảm bảo bé thức đủ thời gian thức tối thiểu trước khi đưa bé vào phòng thực hiện giấc ngủ ngày đầu tiên.

Trong trường hợp ngược lại, với các bé có xu hướng ngủ “nướng”, để bảo vệ một giấc ngủ đêm trong khoảng giờ tối ưu, cha mẹ có thể cân nhắc giới hạn muộn nhất con có thể ngủ”nướng”. Thường mốc thời gian này là 7:30 sáng, hoặc theo sự lựa chọn của gia đình.

Hãy ghi nhớ nguyên tắc 12 giờ

Nếu buổi sáng bé thức dậy giờ nào, thì hãy cộng thêm 12h vào giờ đó để xác định giờ ngủ đêm cho bé.

Ngược lại, tối hôm trước bé đi ngủ giờ nào thì 12h sau có thể chấp nhận là giờ thức dậy cho bé”

Hachun – Admin POH

Tuy nhiên, em bé của mẹ là một cá thể riêng biệt.Mẹ không biết hướng dẫn con tự ngủ bắt đầu từ đâu? Mẹ không biết lịch Easy nào phù hợp nhất với con. Trên mạng có quá nhiều thông tin mẹ không biết áp dụng thế nào mới đúng. Con vẫn quấy khóc, không thể ngủ ngon và mẹ thì hoàn toàn bất lực.

POH thấu hiểu điều đó và luôn mong muốn giúp các bà mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Chúng tôi xây dựng khóa học hướng dẫn tự ngủ – POH Easy One. Khóa học được cá nhân hóa cho từng bé theo từng ngày tuổi.

Trong quá trình thực hành Easy cho con, bạn sẽ được tư vấn chuyên sâu bởi đội ngũ giảng viên & bác sĩ Minh Hạnh.

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công).

Giúp con ăn no ngủ đủ ngay hôm nay cùng POH EASY ONE nhé!