Để có thể quản lý hàng hóa tốt và tối ưu lợi nhuận, chủ tiệm cần phải tính toán chính xác giá vốn hàng bán. Vậy giá vốn hàng bán là gì? Bạn đã biết cách tính và kiểm tra loại chi phí này hay chưa? Nếu chưa thì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Giá vốn hàng bán là gì?
Là kế toán hay chủ doanh nghiệp, bạn cần phải biết khái niệm giá vốn hàng bán là gì? Giá vốn hàng bán là tài sản hay nguồn vốn?
Giá vốn hàng bán là chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giá trị của giá vốn sẽ thay đổi tùy theo chuẩn mực kế toán áp dụng để tính toán giá trị giá vốn (HTK). Hiểu một cách đơn giản, đây là giá trị vốn của hàng bán đã tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định (1 kỳ/1 năm). Tức là tất cả các chi phí (nguồn vốn) được sử dụng để tạo ra sản phẩm.
2. Giá vốn hàng bán gồm những gì?
Giá vốn hàng bán bao gồm: chi phí mua máy móc, dụng cụ, nguyên vật liệu; chi phí sản xuất hàng hóa; nhân công; quản lý doanh nghiệp; vận chuyển,… Tùy vào hợp đồng với đơn vị cung cấp hay loại hình công ty mà các chi phí cấu thành giá vốn khác nhau.
- Với các công ty thương mại (nhập sản phẩm sẵn có về bán): giá vốn hàng bán gồm tất cả các chi phí từ lúc mua hàng đến lúc nhập kho (giá nhập hàng từ đơn vị cung cấp, chi phí vận chuyển hàng về kho, các loại thuế, bảo hiểm hàng hóa,…).
- Với các công ty sản xuất (trực tiếp tạo ra sản phẩm): chi phí cấu thành nên giá vốn sẽ nhiều hơn do có thêm chi phí nguyên liệu đầu vào để sản xuất hàng hóa.
3. Công thức tính giá vốn hàng bán là gì?
3.1 Công thức FIFO
Cách tính này được hiểu như sau: Những mặt hàng nào nhập vào trước thì sẽ được xuất trước. Ưu điểm là có thể tính ngay được trị giá vốn hàng xuất kho của từng lần xuất hàng. Nhờ đó có thể cung cấp số liệu cho kế toán ghi chép, quản lý. Trị giá vốn hàng tồn tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó.
Công thức này phù hợp với mặt hàng có hạn sử dụng, cửa hàng điện máy, điện tử, di động vì không thể lưu kho lâu.
3.2 Công thức LIFO
Trái ngược với FIFO, LIFO dựa theo nguyên lý nhập sau xuất trước. Tức là những mặt hàng nào mới nhập về sẽ là thứ đầu tiên được xuất đi. Nhược điểm cách tính này là định giá hàng tồn không đáng tin cậy và mặt hàng cũ có giá trị lỗi thời với giá hiện hành. Do đó, theo thông tư 200/2014/TT-BTC đã bỏ phương pháp này.
3.3 Công thức Bình quân gia quyền
Phương pháp tính này được sử dụng để tính giá trị hàng tồn kho. Đây cũng là công thức tính giá vốn hàng bán phổ biến nhất mà các phần mềm quản lý hàng hóa đang áp dụng. Cách tính như sau: MAC = (A + B)/C
Trong đó:
- MAC: Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời
- A: Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập
- B: Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí
- C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập.
3.4 Phương pháp hạch toán
Công thức này dùng để tính giá trị vốn thực tế của hàng xuất kho. Phù hợp với các doanh nghiệp mua hàng hóa vật tư thường có sự biến động về giá cả, khối lượng chủng loại vật tư hàng hoá nhập, xuất kho nhiều. Giá hạch toán là loại giá ổn định do doanh nghiệp xây dựng, không có tác dụng giao dịch với bên ngoài. Việc nhập xuất phải tính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong kỳ.
3.5 Phương pháp cân đối
Tính trị giá thực tế của hàng còn lại cuối kỳ = số lượng còn lại cuối kỳ * đơn giá mua lần cuối cùng trong tháng. Tiếp theo, dùng công thức cân đối để tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho.
Cách kiểm tra giá vốn hàng bán đã đúng chưa thì trước khi in báo cáo phải kết xuất Excel đối soát. Hoặc có thể sử dụng một số phần mềm để cảnh báo sai giá vốn khi xem báo cáo nhập-xuất-tồn kho.
Như vậy sau khi hiểu được giá vốn hàng bán là gì có thể thấy được đây là loại chi phí quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ. Vậy nên, biết được cách tính, cũng như kiểm tra sẽ giúp bạn khắc phục những sai lệch khi nhập giá vốn bán hàng một cách nhanh chóng, chính xác.
Xem thêm bài viết liên quan:
Vay sản xuất kinh doanh là gì? Hình thức và thủ tục vay sản xuất kinh doanh từ ngân hàng Techcombank
Mô hình kinh doanh là gì? 8 yếu tố chính của mô hình kinh doanh