Trong xã hội hiện đại, Giáo dục chính trị là ngành học rất được ưa chuộng vì nó cung cấp cho bạn hệ thống tri thức cơ bản, nền tảng về các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước. Ngoài ra, ngành học này còn cung cấp cho sinh viên những kỹ năng giải quyết các vấn đề gặp phải trong sự vận động phức tạp của đời sống xã hội. Để hiểu rõ hơn về ngành Giáo dục Chính trị, các bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé!
Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Giáo dục chính trị
Giáo dục chính trị (Mã ngành: 7140205) là bộ phận của khoa học chính trị, bộ phận công tác tư tưởng của Đảng, có nội dung chủ yếu là giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước.
Chương trình đào tạo cử nhân khoa học ngành Giáo dục chính trị giảng dạy tốt môn Giáo dục chính trị ở các trường Trung học phổ thông, có thể trở thành giảng viên các môn khoa học Mác – Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, các trường chính trị ở địa phương, giáo viên chính trị ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, cán bộ trong các lĩnh vực chính trị – xã hội.
2. Các trường đào tạo ngành Giáo dục chính trị
Khu vực miền Bắc
- Đại học Sư phạm Hà Nội
- Đại học Hoa Lư
Khu vực miền Trung
- Đại học Vinh
- Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Hà Tĩnh
- Đại học Quảng Bình
- Đại học Sư phạm – Đại học Huế
- Đại học Quy Nhơn
Khu vực miền Nam
- Đại học Sư phạm TP. HCM
- Đại học Sài Gòn
- Đại học Đồng Tháp
- Đại học An Giang
3. Các khối xét tuyển ngành Giáo dục chính trị
- C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
- C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục chính trị
- C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục chính trị
- D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
- D02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga
- D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
4. Chương trình đào tạo ngành Giáo dục chính trị
Khối kiến thức chung
(Tự chọn 1 trong 3 môn ngoại ngữ)
1
Giáo dục quốc phòng
15
Giáo dục kỹ năng sống
2
Triết học Mác – Lênin
16
Kỹ năng giao tiếp
3
Tiếng Anh 1
17
Chủ nghĩa xã hội khoa học
4
Tiếng Pháp 1
18
Tiếng Anh 3
5
Tiếng Nga 1
19
Tiếng Pháp 3
6
Giáo dục thể chất 1
20
Tiếng Nga 3
7
Kinh tế chính trị Mác – Lênin
21
Giáo dục học
8
Tiếng Anh 2
22
Giáo dục thể chất 3
9
Tiếng Pháp 2
23
Tư tưởng Hồ Chí Minh
10
Tiếng Nga 2
24
Giáo dục thể chất 4
11
Tin học đại cương
25
Thực tập sư phạm 1
12
Tâm lý học
26
Tiếng Nga chuyên ngành
13
Giáo dục thể chất 2
27
Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục
14
Âm nhạc
28
Thực tập sư phạm 2
Khối kiến thức chuyên ngành
1
Lịch sử thế giới
45
Tác phẩm kinh điển Kinh tế chính trị học
2
Lịch sử Việt Nam
46
Kinh tế học vĩ mô
3
Lịch sử Triết học phương Đông (Trung Quốc, Ấn Độ) cổ, trung đại
47
Kinh tế học vi mô
4
Lịch sử Triết học phương Tây từ cổ đại đến cổ điển Đức
48
Kinh tế học quốc tế
5
Kinh tế học đại cương
49
Kinh tế học công cộng
6
Logic học
50
Kinh tế học phát triển
7
Xã hội học
51
Thống kê kinh tế
8
Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ
52
Chuyên đề kinh tế chính trị học
9
Lịch sử Triết học Mác – Lênin và triết học phương Tây hiện đại
53
Phương pháp giảng dạy Kinh tế chính trị học
10
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
54
Tác phẩm kinh điển CNXHKH 1
11
Pháp luật học
55
Chuyên đề CNXHKH 1
12
Đạo đức học và giáo dục đạo đức
56
Chuyên đề CNXHKH 2
13
Tôn giáo học
57
Chuyên đề CNXHKH 3
14
Kinh tế học dân số
58
Chuyên đề CNXHKH 4
15
Lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa
59
Chuyên đề CNXHKH 5
16
Lịch sử kinh tế quốc dân
60
Chuyên đề CNXHKH 6
17
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
61
Phương pháp giảng dạy CNXHKH
18
Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
62
Tác phẩm kinh điển CNXHKH 2
19
Văn hóa học
63
Tác phẩm của Chủ nghĩa Mác – Lênin về xây dựng Đảng
20
Chính trị học
64
Tác phẩm của Hồ Chí Minh
21
Gia đình học và giáo dục gia đình
65
Tác phẩm của các lãnh tụ Đảng Cộng sản Việt Nam
22
Hiến pháp và định chế chính trị
66
Chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 1
23
Lý luận chung về phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân
67
Chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam 2
24
Phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân ở trường THPT
68
Phương pháp giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
25
Tác phẩm kinh điển của Mác, Ăngghen, Lênin
69
Chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh 1
26
Lịch sử tư tưởng Việt Nam
70
Chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh 2
27
Những vấn đề của thời đại ngày nay
71
Phương pháp giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh
28
Tiếng Anh chuyên ngành GDCT
72
Thực tế chuyên môn ngành GDCT
29
Tiếng Pháp chuyên ngành GDCT
73
Các phương pháp nhận thức khoa học
30
Tiếng Nga chuyên ngành GDCT
74
Lịch sử Mỹ học
31
Lịch sử các học thuyết kinh tế
75
Triết học Ai cập – Lưỡng Hà
32
CNDVBC và CNDVLS – Những vấn đề lý luận và thực tiễn
76
Dạy học, kiểm tra và đánh giá môn GDCD theo chuẩn kiến thức, kỹ năng
33
Kinh tế chính trị học – Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay
77
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế trong thời kỳ quá độ
34
Chủ nghĩa xã hội hiện thực
78
Giáo dục môi trường
35
Thực tập sư phạm 1
79
Quản lý kinh tế
36
Tác phẩm Kinh điển Triết học
80
Chuyên đề về giới và bình đẳng giới
37
Triết học trong các Khoa học tự nhiên
81
Lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
38
Triết học trong các Khoa học xã hội và nhân văn
82
Thể chế chính trị thế giới đương đại
39
Lịch sử phép biện chứng
83
Chủ trương của Đảng giải quyết tốt các vấn đề văn hóa, xã hội và con người
40
Logic học biện chứng
84
Đảng với việc xây dựng hậu phương trong chiến tranh cách mạng
41
Triết học về môi trường và con người
85
Tư tưởng Hồ chí minh – di sản thời đại
42
Chuyên đề Triết học 1
86
Thực tập sư phạm 2
43
Chuyên đề Triết học 2
87
Khoá luận tốt nghiệp
44
Phương pháp giảng dạy Triết học
5. Cơ hội nghề nghiệp ngành Giáo dục chính trị sau khi tốt nghiệp
Cơ hội nghề nghiệp ngành Giáo dục Chính trị rất rộng mở, sau khi tốt nghiệp, sinh viên theo học ngành này có thể làm việc tại các vị trí sau:
- Giảng dạy môn Giáo dục chính trị, môn Kinh tế và Pháp luật tại các trường THCS và THPT;
- Giảng dạy môn Giáo dục chính trị tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
- Giảng dạy các môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các trường đại học, cao đẳng;
- Giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị (quận, huyện) và các trường Chính trị (tỉnh, thành phố);
- Làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu về triết học, khoa học chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục;
- Làm chuyên viên trong các cơ quan nhà nước (sở nội vụ, sở ngoại vụ, phòng, sở giáo dục…), các tổ chức Đảng, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị các cấp, tại các trường học…
- Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội;
- Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương;
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Giáo dục chính trị. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Đức Anh
Theo sentayho.com.vn