Gundam là gì, rồi Gunpla là gì nữa? Sao trên mạng lại có quá nhiều thuật ngữ khó hiểu mà mới bước vào thế giới mô hình bạn cứ tưởng rằng nó chỉ đơn giản giống mô hình robot khác thôi. Vậy mà nhiều người lại quá mê mệt việc “hít nhựa” như thế. Có phải nó đơn giản là đồ chơi hay thực tế cao hơn chính là một loại hình nghệ thuật của Nhật Bản? Chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm Gundam là gì – Gunpla là gì nhé!
Đối với dân đã chơi Gundam lâu năm, chắc chắn bạn chẳng xa lạ gì với tên gọi Gunpla. Tuy vậy, với một số bạn mới “vào nghề” nhiều lúc sẽ hơi thắc mắc mỗi khi thấy từ này xuất hiện. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cắt nghĩa nó, cũng như có thêm những hiểu biết sơ bộ xung quanh trò chơi nghệ thuật này.
vlog nói về Gundam là gì – dành cho những bạn thích xem clip hơn đọc bài nhé!
Mục lục
Vậy Gunpla là gì? Nó có giống với câu hỏi “Gundam là gì?” không?
Theo mặt ngữ nghĩa thì Gunpla (ガンプラ) là một từ được ghép lại, rút gọn từ cụm “Gundam Plastic Model” mà thành. Chính xác hơn thì đó là hai âm đầu của “Gundam” và “Plastịc Model”. Gundam thì chúng ta không cần phải giải thích nữa. Còn “Plastic Model” ở đây là chỉ các mô hình với chất liệu chính bằng nhựa. Cả cụm Gundam Plastic Model nếu dịch ngắn gọn sẽ là “Mô hình nhựa Gundam”.
Tuy vậy, nghĩa của nó thì có thể hiểu rộng hơn một chút thành “mô hình lắp ráp chủ yếu bằng nhựa của các mẫu robot, máy móc, nhân vật trong phim, truyện Gundam”. Bởi lẽ không phải mẫu Gunpla nào cũng ráp thành Gundam. Chúng ta còn có rất nhiều dạng mobile suit khác kia mà. Do đó cùng câu hỏi Gundam là gì thì người ta sẽ có xu hướng trả lời bạn thiên về các nhân vật trong của seri nhưng qua đến câu hỏi Gunpla là gì thì câu trả lời sẽ nghiên về mô hình nhựa nhé!
Bạn có thể tham khảo thêm các thuật ngữ có liên quan đến Gunpla nói riêng và việc chơi mô hình lắp ráp nói chung: Thuật ngữ thường dùng trong ráp Gundam
Khi nói chơi Gunpla tức là bạn đang nói đến việc mình lắp ráp các hộp mô hình nhựa Gundam do Bandai sản xuất.
Bên trong một hộp Gunpla có những gì?
Giải quyết xong câu hỏi Gundam là gì, Gunpla là gì thì chúng ta sẽ đi đến vấn đề bên trong một hộp Gunpla có những gì mà sao nhiều người mê mẩn đến thế nhé!
Thông thường hộp sản phẩm được làm bằng giấy, bên ngoài in ấn hình ảnh đẹp mắt, còn bên trong là những thứ cần có để tạo nên mẫu Gundam ở hình bìa bên ngoài. Khi mở hộp ra, bạn sẽ thấy có các vỉ nhựa (runner), trên đó là các mảnh (part) nhỏ nhiều hình dáng được nối liền với nhau thông ra các mấu (gate). Bạn sẽ cần tách các part này ra và ghép lại với nhau thông qua sách hướng dẫn có trong hộp.
Phần hướng dẫn này là tiếng Nhật, nhưng không gây trở ngại gì cho người chơi vì có hình ảnh từng bước rất cụ thể. Bạn chỉ cần nắm hiểu vài biểu tượng thường gặp là làm được ngay. Tham khảo bài viết Hiểu biểu tượng – Ráp Gundam dễ như bỡn. Và thường trong hộp cũng sẽ có các miếng decal để dán lên tại chi tiết, màu sắc cho mô hình (Hướng dẫn phân biệt và dán các loại decal). Một số phụ kiện riêng sẽ có trong từng hộp tùy theo mẫu như đèn led, chi tiết kim loại…
Xem thêm: Top 5 dụng cụ Gundam cơ bản cần có khi chơi Gunpla
Gundam là gì và bên trong mỗi hộp Gunpla có gì mà sao hấp dẫn đến thế…
Xem thêm về nguyên liệu tạo nên Gunpla: Gundam chúng ta hay “hít” có thành phần gì?
Lịch sử hình thành và phát triển của Gunpla
Bộ phim Mobile Suit Gundam lần đầu được trình chiếu vào năm 1979 và ngay sau đó, năm 1980 các mẫu Gunpla đầu tiên đã ra đời. Hầu hết toàn bộ các mecha xuất hiện trong phim đều có mẫu lắp ráp của mình, cả mobile suit lẫn battleship.
Những thế hệ Gunpla đầu tiên này tất nhiên có độ chi tiết rất thấp, không có khớp chuyển động, phải dùng keo dán để ráp lại, màu sắc cũng chỉ có nhiều nhất ba màu. Và chúng cũng chưa được phân cấp rõ ràng. Mẫu lắp ráp SD Gundam đầu tiên xuất hiện năm 1987, có thể bắn được đạn nhựa nhờ lò xo bên trong vũ khí.
Xem thêm: Gundam SD là gì? Điều gì tạo nên sự thành công của Gunpla?
Sự cải tiến của Gunpla qua các năm
Bandai đã liên tục cải tiến các sản phẩm của mình sau đó, nâng chi tiết, thêm khớp, thêm màu sắc, loại bỏ việc dán keo, thêm tính năng. Năm 1990, hãng giới thiệu dòng High Grade (HG), tỷ lệ 1/144 với các mẫu khai màn RX-78-2 Gundam, RX-178 Gundam Mk. II, MSZ-006 Zeta Gundam, và MSZ-010 ZZ Gundam.
Thế hệ mới này thực sự đã được nâng tầm vượt trội khi độ chi tiết và khớp chuyển động tốt hơn hẳn trước đây. Nó cũng có luôn cả các tính năng của phiên bản lớn hơn trước đây như Core Block System hay khả năng biến hình của Zeta. Đến thời điểm hiện nay, High Grade vẫn là dòng sản phẩm có lượng mẫu mã lớn nhất, phổ biến nhất.
Năm 1993, bắt đầu từ Mobile Suit Victory Gundam, Bandai đã sử dụng một bộ khớp poly-cap (khớp mềm) thống nhất cho các mẫu lắp ráp cỡ nhỏ, cho phép dễ dàng sản xuất hàng loạt các model có cùng dạng khớp cơ bản. Việc quy chuẩn này đã giúp hãng đẩy nhanh được tiến độ tung ra mẫu Gunpla mới.
Mẫu SD Gundam đầu tiên
Đến năm 1995, dòng sản phẩm Master Grade (MG), tỷ lệ 1/100 được ra mắt. Chúng có nhiều part hơn, chi tiết đẹp hơn, và cải tiến khớp chuyển động tốt hơn so với những mẫu cùng tỷ lệ trước đó.
Mẫu Perfect Grade (PG), tỷ lệ 1/60 đầu tiên được giới thiệu năm 1998. Đây là dòng sản phẩm Gunpla cao cấp nhất của Bandai. Mọi mặt của Gunpla Perfect Grade đều ở một đẳng cấp khác, chi tiết nhất và tốt nhất có thể. Đương nhiên giá của chúng cũng cao nhất, và số lượng mẫu cũng ít nhất (vì để thiết kế một Gunpla Perfect Grade là chuyện không đơn giản).
Tiếp đó, năm 2010, Bandai tung ra series Real Grade (RG), tỷ lệ 1/144 cho kích thương ngang với High Grade (HG), nhưng độ chi tiết lại không thua kém Master Grade (MG) là bao nhiêu.
Thời kiểm xuất hiện của một số dòng sản phẩm Gunpla tiêu biểu
Trong mỗi dòng sản phẩm Gunpla chính là rất nhiều nhánh nhỏ với những cải tiến khác nhau theo thời gian. Bên cạnh đó, Bandai cũng thường xuyên giới thiệu các dòng phụ khác như First Grade (FG), Mega Size, RE/100… mang những đặc trưng khác nhau. Hy vọng sau bài viết Gundam là gì – Gunpla là gì này có thể giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để tiếp tục hành trình “hít nhựa” cùng cộng đồng nhé!