Hospitality là một trong những ngành nổi tiếng năng động nhất thế giới hiện nay. Vậy bạn có biết Hospitality là gì? Vai trò của ngành Hospitality là gì? Cơ hội nghề nghiệp của Hospitality trong ngành du lịch, khách sạn ra sao? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy tìm hiểu điều này cùng sentayho.com.vn!
Bạn đã biết Hospitality là gì?
Nếu vẫn đang loay hoay tìm hiểu Hospitality là gì thì bài viết này là câu trả lời chi tiết và đầy đủ nhất cho bạn…
Mục lục
Hospitality là gì?
Hospitality là ngành công nghiệp liên quan đến dịch vụ khách hàng, bao gồm Dịch vụ – Du lịch – Khách sạn – Nhà hàng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành học Hospitality có thể làm việc tại nhiều bộ phận với nhiều lĩnh vực khác nhau liên quan đến dịch vụ khách hàng. Đó là: dịch vụ khách sạn và nhà hàng; du lịch; dịch vụ; tổ chức sự kiện; hàng không; chăm sóc khách hàng,…
Để hiểu thêm về ngành Hospitality, sentayho.com.vn mời bạn theo dõi đoạn video ngắn sau đây:
Mỹ, Úc, Canada – 3 “điểm vàng” cho bạn du học ngành Hospitality
Hospitality gồm những ngành nào?
Như đã trình bày ở phần “Hospitality là gì?”, đây không chỉ đơn thuần là thuật ngữ chỉ ngành khách sạn – du lịch, mà rộng ra cả ngành dịch vụ nói chung. Hiện, Hospitality phát triển mạnh mẽ và được biết đến phổ biến nhất ở 3 mảng dịch vụ chính, đó là:
– Du lịch và Lữ hành (Travel & Tourism): gồm các công ty lữ hành, hàng không, vận chuyển hành khách…
– Dịch vụ lưu trú (Accomodation): gồm khách sạn, resort, homestay, hostel…
– Ẩm thực (Food & Beverage – F&B): gồm nhà hàng, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, cơ sở kinh doanh ăn uống, quán bar…
Mỗi loại hình dịch vụ sẽ có đặc điểm kinh doanh và đối tượng khách khác nhau nhưng nhìn chung đều hướng đến mục tiêu mang lại cho khách hàng sản phẩm, dịch vụ đạt chất lượng, với sự hài lòng cao nhất, theo đúng bản chất mà ngành Hospitality cam kết mang lại: lòng hiếu khách và sự tiếp đón nồng hậu.
Vai trò của ngành Hospitality là gì?
Hiểu Hospitality là gì sẽ giúp bạn phần nào hiểu được vai trò của ngành hospitality là gì trong đời sống xã hội hiện nay.
Sự thật là không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của ngành Hospitality trong môi trường dịch vụ ở hiện tại và tương lai nhiều năm sau nữa. Bởi:
- Ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ của cơ sở kinh doanh
- Góp phần cải thiện thương hiệu cá nhân, thậm chí hình ảnh quốc gia trong mắt du khách trong và ngoài nước
- Thu hút khách du lịch và mở rộng đầu tư, hợp tác, kinh doanh cùng có lợi giữa các tổ chức, đơn vị và ngành nghề (lữ hành, hàng không, vận chuyển, khách sạn, nhà hàng, spa, casino, trung tâm hội nghị…)
- Tạo công ăn việc làm, ổn định thu nhập cho nhân sự ngành
- Tạo dựng các mối quan hệ trong và sau hợp tác, kinh doanh, lao động giúp giao lưu văn hóa, kết bạn, học hỏi kiến thức và kinh nghiệm sống, kinh nghiệm làm việc của nhau
- Đóng góp vào nguồn thu chung của đất nước…
Hiện Hospitality được xếp vào Top những nhóm ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất thế giới, có thời điểm vượt lên cả những lĩnh vực mũi nhọn như lắp ráp ô tô, xuất khẩu thực phẩm, dầu khí… Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của ngành là vô cùng cao.
Biểu tượng của ngành Hospitality là gì?
Đố bạn biết biểu tượng của ngành Hospitality là gì?
– Câu trả lời chính là Quả Dứa, biểu tượng cho sự mến khách, chào đón nồng hậu.
Tại sao lại là quả dứa mà không phải bất kỳ loại trái cây hay vật, hình ảnh nào khác – bởi loại quả này có vẻ ngoài trông xù xì, gai góc trong khi ngành dịch vụ lại vô cùng sang trọng và lịch thiệp.
Được biết, quả dứa trước đây được xếp vào nhóm các loại trái cây thuộc dòng dõi quý tộc, rất hiếm và được thèm muốn thưởng thức như một vật phẩm xa xỉ. Thời đó, tại những căn nhà lớn, được trang hoàng lộng lẫy và sang trọng, các món ăn sẽ được trình bày trên các “chiếc đĩa” được làm từ thân của quả dứa (số khác thì có quả dứa ở trên cùng), điều này khiến thực khách được mời đến dự tiệc cảm thấy vô cùng vinh dự và đẳng cấp bởi lòng hiếu khách của chủ nhà trong nỗ lực chuẩn bị mọi thứ để nhận lại sự hài lòng của khách dù chi phí vô cùng đắt đỏ, công đoạn chuẩn bị – phục vụ cũng hết sức công phu. Chính vì thế, từ một loại trái cây mang ý nghĩa hình ảnh quan trọng của buổi tiệc nghiễm nhiên trở thành biểu tượng đại diện cho sự hoan nghênh chào đón khách ghé đến, thể hiện tình cảm nhiệt thành và ấm áp của chủ nhà với khách mời – tương tự như Hotelier chào đón và phục vụ những vị khách quý đến với khách sạn mình vậy.
Cơ hội nghề nghiệp của Hospitality trong ngành du lịch – khách sạn
Ở Việt Nam, chúng ta thường chỉ dịch Hospitality là ngành khách sạn – nhà hàng nhưng thực tế Hospitality được hiểu là các ngành dịch vụ khách hàng, trong đó bao gồm các hoạt động chào đón khách, cung cấp các nhu cầu khách cần và đưa tiễn khách hàng ra về trong sự hài lòng. Bởi Hospitality dịch ra tiếng Việt có nghĩa là lòng hiếu khách, là việc tiếp nhận, sắp xếp và chăm sóc khách hàng để họ thấy thật thoải mái và ấm áp.
Trên thực tế, hiện nay, hầu như mọi công ty và mọi tổ chức đều cần đến bộ phận dịch vụ khách hàng nên khi tốt nghiệp ngành học này bạn có cơ hội lựa chọn công việc và chỗ làm rất đa dạng. Các ngành nghề liên quan có thể kể đến như:
- Dịch vụ khách sạn và nhà hàng: từ các chuỗi khách sạn 5 sao sang trọng đến các resort thơ mộng hay các khách sạn, nhà nghỉ bình dân; từ các chuỗi nhà hàng quốc tế đến nhà hàng địa phương hay các nhà hàng theo chủ đề,…
- Ngành công nghiệp thực phẩm;
- Báo chí;
- Các Spa sức khỏe và thẩm mỹ; các ngành nghề có liên quan đến sức khỏe (các bệnh viện, trung tâm điều dưỡng, trung tâm dưỡng lão, khu lưu trú sinh viên,…);
- Các trung tâm hội nghị, triễn lãm;
- Các hãng hàng không;
- Các đội du thuyền;
- Casino;
- Quản lý các câu lạc bộ thể thao và giải trí;
- Các công ty tổ chức sự kiện và cung cấp suất ăn;
- Giáo dục: dạy học trong ngành Hospitality;
- Điều hành và quản lý du lịch;
- Các ngành nghề không liên quan như ngân hàng, công nghệ… (tại bộ phận dịch vụ khách hàng và tổ chức sự kiện);…
>>> Nói tóm lại, nơi nào có bộ phận dịch vụ khách hàng, nơi đó cần đến những nhân viên đã tốt nghiệp ngành Hospitality.
Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Hospitality Management sẽ có cơ hội nghề nghiệp vô cùng rộng mở ở các lĩnh vực “cực hot” hiện nay như:
– Nhà hàng (Food and Beverage Management)
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại những nơi có cung cấp dịch vụ ăn, uống như nhà hàng, khách sạn, công ty cung cấp suất ăn,… Những công việc có thể đảm trách như phục vụ nhà hàng, quản lý nhà hàng, phụ trách nhân sự, dịch vụ khách hàng, kinh doanh, tài chính kế toán, quản lý tồn kho, quản lý chuỗi cung ứng,…
– Phụ trách nhân sự (Human Resources)
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận công tác nhân sự như tuyển dụng, đào tạo, tính lương, xây dựng chính sách nhân sự,… cho các khách sạn, nhà hàng, spa, casino…
– Lưu trú (Lodging Management)
Sinh viên học ngành này cũng có thể tìm việc trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú như khách sạn, khu nghỉ dưỡng,… và đảm trách công việc như lễ tân, phục vụ, buồng phòng, marketing, chăm sóc khách hàng, quản lý ngân sách, kinh doanh, quản lý cơ sở vật chất,…
– Các sòng bạc (Casino Management)
Công việc tại các casino bao gồmkinh doanh, dịch vụ khách hàng, quản lý tài sản, nhân sự, kế toán,…
– Du lịch, lữ hành (Travel and Tourism Management)
Có thể tìm việc tại các công ty du lịch, công ty lữ hành, du thuyền với các công việc như bán tour, thiết kế tour, điều hành tour, marketing, kế toán, nhân sự, chăm sóc khách hàng,…
Mất – Được khi theo đuổi ngành Hospitality là gì?
Dấn thân vào ngành khách sạn – nhà hàng nói riêng và ngành dịch vụ Hospitality nói chung mang đến cho bạn nhiều cơ hội việc làm, đãi ngộ hấp dẫn, cơ hội thăng tiến cao, tạo dựng và mở rộng các mối quan hệ, tôi rèn nhiều đức tính tích cực… nhưng đồng thời cũng “lấy đi” nhiều thứ như không có thời gian cho bản thân, gia đình và bạn bè; không được nghỉ vào các dịp cuối tuần hay lễ tết; thường xuyên tăng ca; có thể làm ca đêm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí, một số vị trí cấp thấp, lao động phổ thông đôi khi còn nhận phải sự dè bỉu, thiếu tôn trọng của xã hội.
Chuyện Mất – Được khi theo nghề Khách sạn – Nhà hàng ứng viên cần biết
Tuy nhiên, chừng đó “cái Mất” cũng không mấy quan trọng, đủ mạnh để ảnh hưởng đến quyết định theo đuổi nghề khách sạn – du lịch hay Hospitality của nhiều bạn trẻ. Bởi, thời gian có thể linh hoạt sắp xếp, tăng ca hay làm việc vào các dịp lễ lớn còn nhận được tiền thưởng, tips cùng rất nhiều những “cái được” đã notes trên đây thì ngành nghề này rất đáng để lựa chọn và gắn bó lâu dài.
Sinh viên, học viên muốn theo học các ngành, chuyên ngành, khóa học nghiệp vụ liên quan để tìm kiếm cơ hội việc làm trong ngành du lịch sau tốt nghiệp có thể tham khảo các ngành đào tạo chính quy như Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị du lịch – khách sạn, Quản trị lữ hành, Quản trị khách sạn hoặc lớp học ngắn hạn như Nghiệp vụ lễ tân, Nghiệp vụ nhà hàng, Nghiệp vụ bàn, Nghiệp vụ quầy bar… hay cũng có thể học việc tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch – khách sạn – ăn uống và nỗ lực trở thành nhân viên chính thức tại đó. Nhìn chung, cơ hội nghề nghiệp và tiềm năng phát triển, thăng tiến trong tương lai cho nhóm ngành Hospitality là vô cùng rộng mở.
Hy vọng những thông tin trên đây là hữu ích, giúp bạn trẻ hiểu chính xác ngành hospitality là gì – vai trò của ngành hospitality là gì – cũng như cơ hội nghề nghiệp và những mất, được khi theo đuổi ngành hospitality; từ đó, cân nhắc để đưa ra quyết định lựa chọn ngành nghề phù hợp với nhu cầu, sở thích và nguyện vọng, khả năng của bản thân.
Xem thêm: Cơ hội thăng tiến nhanh trong ngành Nhà hàng – Khách sạn
Ms. Smile