Vỡ nợ không còn khả năng trả thì xử lý như thế nào là vấn đề mà nhiều người đang quan tâm. Hiện nay, nhu cầu vay mượn ngày càng nhiều đi kèm là những rủi ro ngày càng lớn. Có những trường hợp VAY VỐN để làm ăn nhưng lại thua lỗ, vỡ nợ dẫn đến tình trạng không còn khả năng trả thì chủ nợ phải làm sao. Bài viết, dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu các vấn đề pháp lý xoay quanh chủ đề này.
Vay vốn để làm ăn nhưng lại thua lỗ dẫn đến tình trạng vỡ nợ
Mục lục
Vay tài sản là gì?
Điều 463 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
>>Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng vay tài sản giải quyết như thế nào?
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên
Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Như vậy vay tiền chính là vay tài sản.
Việc vay tiền là quan hệ dân sự, được điều chỉnh bởi các quy định của luật dân sự. Nếu có tranh chấp về hợp đồng vay tiền thì các bên có thể gửi đơn tới Tòa án nơi bị đơn cư trú để được xem xét giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
Vỡ nợ là gì?
Vỡ nợ là việc không trả được nợ bao gồm cả lãi hoặc gốc của một khoản vay hay chứng khoán.
Vỡ nợ có thể xảy ra khi người vay không thể thực hiện thanh toán kịp thời, bỏ lỡ thời gian thanh toán hoặc tránh hoặc ngừng thanh toán.
Các cá nhân, doanh nghiệp và thậm chí các quốc gia có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ nếu họ không thể tiếp tục nghĩa vụ nợ của mình. Rủi ro vỡ nợ thường được tính toán trước bởi các chủ nợ.
Vỡ nợ không có khả năng chi trả thì xử lý như thế nào?
Quan hệ vay tài sản là giao dịch mang nhiều tiềm ẩn rủi ro. Để hạn chế các rủi ro đó, pháp luật Việt Nam đã quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả tiền như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh,..Từ đó, khi bên vay tiền mất khả năng trả nợ thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản thế chấp, tài sản cầm cố,…Hoặc bên vay có thể yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.
Trong trường hợp bên vay tiền không có tài sản thế chấp, cầm cố mất khả năng chi trả nợ thì bên cho vay gần như không có cơ hội lấy lại tài sản. Khi đó, bên cho vay phải khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Tòa sẽ ra một bản án để phán quyết xem nghĩa vụ trả nợ là bao nhiêu và bao giờ. Hai bên có thể tự nguyện thỏa thuận phương thức trả nợ dựa trên bản án (tự nguyện thi hành). Nếu bên vay tiền không tự nguyện chấp hành bản án thì bên cho vay tiền có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án cưỡng chế thi hành án.
>>> Xem thêm: Hướng giải quyết khi con nợ mất khả năng thanh toán
Các trường hợp vay nợ chuyển thành quan hệ hình sự
Việc vay nợ chỉ chuyển thành quan hệ hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- – Cơ quan công an có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh là người vay tiền không phải là có ý định vay mượn thật mà chỉ là thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin, tài liệu không đúng sự thật, không có thật làm cho nạn nhân hiểu lầm mà giao tài sản, sau khi nhận được tài sản của nạn nhân thì không có ý định trả lại tài sản (chiếm đoạt); Trong trường hợp này người chiếm đoạt số tiền đó sẽ bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật hình sự 2015).
- – Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả. Trường hợp này, sẽ bị xử lý theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật hình sự 2015).
- – Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Trường hợp này, sẽ bị xử lý theo tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật hình sự 2015)
Trình tự, thủ tục khởi kiện người vay không có khả năng trả nợ
Thứ nhất, về thủ tục khởi kiện ra tòa để đòi nợ:
- Đơn khởi kiện cần có những nội dung về thông tin cá nhân của bạn, của những người nợ tiền, hóa đơn, chứng từ, giấy vay nợ,…để chứng minh về việc những người đó nợ tiền.
- Sau khi nhận được đơn khởi kiện của bạn, tòa án sẽ thực hiện những thủ tục sau: xem xét đơn, thụ lý vụ án và yêu cầu nộp tạm ứng án phí; xác minh, thu thập chứng cứ; tiến hành phiên họp. kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Trong trường hợp các đương sự không thể hòa giải với nhau, tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.
Mẫu đơn khởi kiện
Thứ hai, về thủ tục yêu cầu thi hành án:
- Theo quy định tại Điều 4 Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan trong phạm vi trách nhiệm của mình chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án. Như vậy, trong trường hợp khi bản án (hoặc quyết định) của tòa án buộc những người vay tiền phải thanh toán đầy đủ các khoản nợ nhưng bên vay vẫn tiếp tục không tự nguyện hoàn trả thì bạn có quyền yêu cầu thi hành án.
- Theo quy định tại Điều 30 và Luật thi hành án dân sự sửa đổi 2014 thì trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, bạn có tự mình hoặc ủy quyền cho người khác làm đơn yêu cầu thi hành án gửi tới cơ quan thi hành án cấp quận, huyện nơi tòa án xét xử sơ thẩm để yêu cầu thi hành án.
>> Xem thêm: Hồ sơ khởi kiện vụ án dân sự bao gồm những gì?
Trên đây là bài viết dưới góc độ của các nhà luật gia về trường hợp vỡ nợ không còn khả năng trả. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN LUẬT DÂN SỰ, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE: 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.
Scores: 4.85 (56 votes)