” Ma Lai Rút Ruột Là Gì – Các Câu Chuyện Về Bùa Ngải

Ó ma lai là gì và truyền thuyết rùng rợn về ma lai lại là chủ đề “hot” được cư dân mạng bàn tán suốt mấy ngày hôm nay khi xảy ra vụ việc bắn chết anh em cột chèo ở Đơn Dương, Lâm…

Ó ma lai là gì và truyền thuyết rùng rợn về ma lai lại là chủ đề “hot” được cư dân mạng bàn tán suốt mấy ngày hôm nay khi xảy ra vụ việc bắn chết anh em cột chèo ở Đơn Dương, Lâm Đồng trong đó hung thủ nghĩ nạn nhân là “ó ma lai” hay “ma lai” nên tìm cách giết bằng được.



Bạn đang xem: Ma lai rút ruột là gì

Ó ma lai là gì và truyền thuyết rùng rợn về ma lai

Quá trình mở rộng vụ án, Ya Tăm khai mua súng của Ya Tin (47 tuổi, ngụ xã Pró, H.Đơn Dương) giá 10 triệu đồng; còn Ya Tin khai mua súng của Krăng Răng Tên, (44 tuổi) và Jơh Lơng Nis (27 tuổi) đều ngụ TT.Lạc Dương, H.Lạc Dương (Lâm Đồng) với giá 5 triệu đồng.



Ya Tin tại cơ quan điều tra

Trong quá trình điều tra, Ya Tăm khai thêm, tiền mua súng đạn do vợ Ya Thoàn (44 tuổi) là Ma Thi, đang bị bệnh ung thư nhưng nghi bị “ó ma lai” đưa để Ya Tăm mua súng bắn “ó ma lai”.



Ya Thoàn, Ya Nhất và Ya Tăm là anh em cột chèo.

Khi mới mua được khẩu súng, ngày 5.10.2015, Ya Tăm đã bắn 1 người trong thôn từng bị nghi là “ó ma lai” nhưng rất may nạn nhân chưa trúng đạn.

Ya Tăm bị bắt giữ vì giết anh cột chèo bị nghi ngờ là “ó ma lai”

Sáng 30.11 Ya Tăm lại mai phục bên suối bắn chết Ya Nhất trên đường lên rẫy.

Sự việc vẫn đang được lực lượng chức năng điều tra mở rộng nhưng hậu quả của cái gọi là “ó ma lai” hay “ma lai” quá thảm khốc vì những tưởng sự lạc hậu trong hệ ý thức của người dân trong xã hội hiện đại ngày nay không còn nữa.

Cũng giống như “thuốc thư”, “ó ma lai” hay “ma lai” là kết quả của sự thiếu hiểu biết, nhận thức lạc hậu đã dẫn đến nghi ngờ, thêu dệt, làm điều sai trái và vi phạm pháp luật. Đây là hủ tục cần phải loại bỏ khỏi đời sống xã hội người dân tộc thiểu số Tây Nguyên, để tránh những hậu quả thương tâm, đáng tiếc xảy ra.

Ó ma lai là gì và truyền thuyết rùng rợn về ma lai: lý giải về ma lai

Theo lý giải của một số người Bana, Jarai: “ma lai” là một thứ ma không có hình thù cố định, chuyên bay đi để ăn nội tạng của người hay súc vật. Người có “ma lai” sẽ làm ra “thuốc thư”. Nếu ghét ai thì sẽ bỏ cho người đó đau ốm mà chết. Người bị nghi “ma lai” bị cộng đồng xa lánh, bị đuổi ra khỏi làng, thậm chí bị giết cả nhà.

Đại tá Trần Văn Thọ, Trưởng Công an huyện Mang Yang (Gia Lai), nơi hủ tục Ma lai còn nặng nề có lẽ vào hàng… nhất Tây Nguyên khẳng định: Đồng bào bản địa không ai biết “thuốc thư”, “ma lai” là gì, chỉ vì thiếu hiểu biết, nhận thức lạc hậu, họ đã nghi ngờ, thêu dệt, làm điều sai trái và vi phạm pháp luật. Đây là hủ tục lạc hậu hết sức nguy hiểm, buộc các cơ quan chức năng phải tích cực vào cuộc, tuyên truyền vận động người dân bài trừ!

Ó ma lai là gì và truyền thuyết rùng rợn về ma lai: Ma lai ăn sâu vào tiềm thức các thế hệ người Tây Nguyên

Trong cuốn “Rừng, đàn bà, điên loạn”, Nguyên Ngọc dịch từ nguyên bản tác phẩm “Forêt, Femme, Folie” của Jacques Dournes, tác giả đã dành nhiều trang, nhiều đoạn viết về sự mê tín của nhiều tộc người Tây Nguyên đối với truyền thuyết Ma lai mà đồng bào gọi là Rohung – ác thần chỉ biết hủy hoại, khát máu, thích ăn thịt người. Những kẻ trong khi thụ giáo nghề phù thủy lỡ phạm vào điều cấm kỵ, hoặc bị quỷ nhập, có thể bị biến thành Ma lai. Lúc đó, họ bị mọc lên một cái mồng trên đầu và chuyên đi ăn cuộc sống của người khác. Do cái mồng dễ phát hiện, Ma lai bị tàn sát nên đã van xin Trời cho mất cái mồng đi. Từ đó, Ma lai ẩn náu trong thân xác người bình thường khó phân biệt. Về đêm, Ma lai lang thang đi giết người để ăn thịt, hoặc rỉa tử thi. Khi có tiếng chim lợn kêu, người ta tin đó là Ma lai đang cưỡi chim lợn và làng ắt có người chết…

Phác họa về “ó ma lai” hay “ma lai”

Định kiến Ma lai tệ hại đến mức bất cứ kẻ nào trong buôn làng bị cộng đồng tình nghi là Ma lai, mọi tai họa oán thù sẽ đổ lên đầu người đó khiến số phận của họ trở nên bất hạnh khôn cùng.

Ó ma lai là gì và truyền thuyết rùng rợn về ma lai

Ở Đắk Lắk, ít ai không biết Ama Bhiăng, sinh năm 1940, một trí thức Êđê từng giữ các chức vụ: Bí thư Tỉnh Đoàn gần 3 nhiệm kỳ, chánh án TAND tỉnh, Chủ tịch MTTQVN tỉnh. Ông đã nghỉ hưu nhiều năm, nhưng sinh hoạt ngày thường vẫn tiếp tục bận rộn với đủ thứ công tác xã hội: Biên dịch, hiệu đính các tác phẩm song ngữ, xuống buôn làng vận động quần chúng, hòa giải tranh chấp v.v…

Nguyên Chánh án TAND tỉnh Đắk Lắk Ama Bhiăng

Ama Bhiăng nói: Sự mê tín này rất nguy hiểm. Người ta toàn đồn thổi, truyền miệng từ đời này sang đời khác, chứ có ai thực thấy Ma lai nó thế nào đâu. Người ta cô lập, ghẻ lạnh với người bị nghi Ma lai. Thời mình làm chánh án, có lần huyện Đắk Nông đã xảy ra vụ án giết người nghiêm trọng vì hủ tục này. Một trung niên nghi đôi vợ chồng già nọ là Ma lai hại người, đã giết cả 2 cụ rồi cột đá ném xác xuống sông. Đáng tử hình, nhưng xét anh ta phạm tội chỉ vì mê tín nên tòa giảm xuống chung thân.

Nhà báo Kpă Simon, dân tộc Jơ Rai, phó giám đốc Đài TNVN khu vực Tây Nguyên chia sẻ : Khi chưa về Đài, anh dạy học nhiều năm ở huyện Ayun Pa, tỉnh Gia Lai. Cho tới bây giờ, phần đông đồng bào vùng này vẫn đồn Ma lai gắn liền với thuốc thư, hễ muốn hại ai chỉ cần lấy thuốc thư yểm bùa, hoặc dùng râu mép con cọp chết đốt thành tro, chấm vào ly rượu mời ai uống người đó sẽ chết. Loài chim lợn quan hệ mật thiết với Ma lai nên chim lợn bay đảo quanh ở nhà nào, nhà đó kinh sợ hồn xiêu phách tán. Nhiều người bị kẻ đố kỵ vu oan là Ma lai cũng chỉ bởi xinh đẹp, sang giàu. Đồng bào Sê Đăng thường kể cho con cháu nghe: Chờ đêm khi buôn làng ngủ say, Ma lai mới rút đầu khỏi thân, lôi theo chùm ruột bay đi ăn thịt người. Dù chỉ nghe kể, không thấy nhưng bọn trẻ cũng sợ, cũng tin.

Ó ma lai là gì và truyền thuyết rùng rợn về ma lai

Những vụ án giết người hết sức đau lòng xảy ra trên địa bàn tỉnh Gia Lai thời gian qua đã minh chứng cho hủ tục lạc hậu và nhận thức còn hạn chế của đồng bào. Làng Đắk Yă, xã Đắk Yă, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai giờ là ngôi làng bình yên giữa bạt ngàn núi rừng Tây Nguyên. Thế nhưng cách đây gần 5 năm, hai vụ án mạng xảy ra làm 3 người chết và nhiều căn nhà, tài sản bị đập phá đã gợi lên những nỗi buồn vô hạn của người dân nơi đây về một hủ tục.

Năm 2007, Duân và Kel đều 29 tuổi, trú ở làng Đắk Yă, thường ngày có hành vi trộm cắp vặt, gây gổ với một số thanh niên trong làng. Mọi người đến khuyên can thì cả hai đều cho rằng: “Tao đi ăn cắp của làng khác, chúng mày xen vào làm gì. Từ nay, đứa nào cản chuyện của tao, chúng tao sẽ thư chết”. Ai ngờ, câu nói trong khi ngà ngà say của cả Duân và Kel như lửa đổ thêm dầu vào những thanh niên trong làng vốn trước đây đã nghi ngờ Duân và Kel có “thuốc thư”.

Xem thêm: ” Full Board Là Gì ? Nghĩa Của Từ Full Board

Ó ma lai là gì và truyền thuyết rùng rợn về ma lai: bị cả làng đánh chết vì là “ma lai”

Thê thảm nhất, là số phận ông A Thun, người dân tộc Ba Na ở làng Đắk Rao Nhỏ, xã Pô Kô, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum. Từ nguồn tin ban đầu về cái chết bất thường của ông A Thun, cơ quan điều tra đã tiến hành khai quật tử thi. Kết quả cho thấy A Thun đã bị đánh và siết cổ tới chết, thế nhưng vợ con ông trước sau vẫn khăng khăng khai chồng, cha mình buồn nên thắt cổ chết! Các trinh sát cố công tìm hiểu, cuối cùng mới có nhân chứng dè dặt tiết lộ: A Thun bị dân làng đuổi ra rừng, giết chết vì là Ma lai!

Vụ án dần sáng tỏ: Trong một tiệc cưới, A Thun đã cãi nhau và lỡ tay tát ông A Táo ở cùng làng. Dù ngay sau đó 2 người đàn ông đã bắt tay làm hòa nhưng hôm sau, A Táo đau bụng dữ dội rồi qua đời. Mặc dù các bác sĩ khẳng định A Táo chết do bị ngộ độc rượu, nhưng mối nghi ngờ A Thun là Ma lai đã loan khắp làng. Người ta suy diễn A Thun đã dùng “thuốc thư” giết chết A Dong và Y Dôt vài năm về trước, vì 2 người đó bệnh nặng, cúng Yàng hết mấy con trâu, con bò nhưng vẫn không khỏi.

Già làng tổ chức họp khẩn cấp, buộc A Thun nghe cả làng “đấu tố”. Bị dồn ép, A Thun vừa nhận mình là Ma lai, liền bị lũ làng kéo đến đốt nhà, đuổi ra khỏi làng. Cùng đường, A Thun đưa vợ con đến ở tạm tại chòi rẫy trên nương, đợi khi sự việc lắng xuống. Nào ngờ ngay sáng hôm sau, dân làng lại lũ lượt kéo đến chòi, buộc A Thun phải giao “thuốc thư” ra, mới mong được sống.

A Thun quỳ lạy dân làng, thề độc mình không phải là Ma lai, không có thuốc thư, nhưng vẫn bị đám đông quá khích tròng dây mây vào cổ kéo ra con suối cạnh làng, đánh cho đến chết, rồi căn dặn vợ con A Thun: Hễ ai hỏi phải nói A Thun tự tử, nếu không cả nhà sẽ bị giết!

Ó ma lai là gì và truyền thuyết rùng rợn về ma lai: hủ tục tràn về nơi đô thị

Năm 2005 liên tục trong nhiều ngày, người dân ở TP Cần Thơ loan tin có một con “ma lai” ăn thịt trẻ con đã bị cảnh sát bắt sau khi “di cư” từ Sóc Trăng về ẩn náu tại một ngôi chùa ở phường Long Tuyền, quận Bình Thủy. Thế nhưng, khi về tới trụ sở CA, “ma lai” này biến mất, để lại chiếc còng số 8. Chính vì thế, nhiều bậc phụ huynh ở Cần Thơ đã cho con em mình nghỉ học hoặc sơ tán trẻ con đi nơi khác lánh nạn…

Theo lời “tường thuật” của những người bán vé số, câu chuyện đó “thật” như trong… phim kinh dị. Theo đó, một phụ nữ ở Sóc Trăng vừa mới sinh con đã bảo với chồng mình là muốn được ăn tim, gan heo. Khi anh chồng ra chợ mua món vợ cần thì ở nhà chị này đã moi bụng, lôi con mình ra để lấy gan và tim ăn ngon lành. Chưa đã thèm, người đàn bà này tìm đến xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng để tìm trẻ ăn thịt. Điểm “dừng chân” của bà ta là chùa Hưng Thọ Tự. Tại đây, bà ta đã bóp cổ một chú tiểu và định ăn thịt thì bị CA “tóm”.

Ó ma lai là gì và truyền thuyết rùng rợn về ma lai

Ma lai không chỉ xuất hiện “chính” ở Tây Nguyên mà còn “lảng vảng” ở các tỉnh miền núi phía Bắc trong quan niệm của người dân tộc thiểu số nơi đây.

Ở những khu rừng âm u nơi tận cùng biên giới phía Bắc, một hủ tục ghê sợ có từ xa xưa, khi con người còn mê muội, tin vào ma quỷ. Chuyện kể rằng, tờ mờ sáng, hai cậu con anh Vàng A Lừ, trên đường đi học trường nội trú cấp một ở huyện Tam Đường, đã nhìn thấy vật gì trăng trắng nằm ngay vệ đường. Hai anh em tiến lại gần nhìn cho rõ, bỗng hét toáng lên khi thấy rõ ràng đó là phần thi thể của một phụ nữ liền co cẳng chạy thẳng đến lớp. Trời tảng sáng, một người dân chở thịt lợn từ huyện vào xã Thèn Sin bán. Ông tưởng ai đánh rơi miếng thịt ngay vệ đường, liền dừng xe nhặt.

Nhưng rồi người đàn ông buôn thịt này cũng rú lên kinh hãi khi nhận ra đó là một phần thi thể của… người. Ông chạy tá hỏa về xã Thèn Sin báo cho CQCA. CA huyện xuống địa bàn tìm thấy một chiếc thớt nghiến và con rựa sắc lẹm dính máu. Ngay lập tức, CA tỉnh và huyện vào cuộc xác định ngay được thủ phạm là Lèng A Thạn, trú tại bản Lùng Than. Nạn nhân chính là A Vừng, vợ của Thạn. Thạn lấy vợ sinh được 2 người con thì cả 2 đều ốm nặng rồi qua đời. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của 2 đứa con, theo các y sĩ ở xã, đều do những bệnh thông thường như cảm, sốt, tiêu chảy.

Tại bản Lùng Than này, bị ốm người ta không đưa đi bệnh viện mà gọi thầy cúng đến để đuổi ma trong người bệnh nhân. Khi đứa thứ nhất ốm chết, gia đình, dòng họ, bản làng của Thạn đã tin rằng do “con ma lai” bắt đi. Do đó, khi đứa thứ hai ốm, mọi người gọi thầy mo đến cúng bái ghê lắm nhưng cháu bé vẫn cứ sốt miên man, ốm quặt quẹo. Cháu bé ốm ròng một tháng thì mất. Cả họ họp lại bàn tán và khẳng định nguyên nhân cháu bé chết là do “ma” làm. Chính “con ma” hại con đầu của Thạn, đã tiếp tục trở về hại bé thứ 2… Một thời gian sau thì vợ Thạn cũng mắc phải bệnh lạ không ăn gì được, bụng dạ lúc nào cũng cồn cào, rồi qua đời. Đến lúc này các cụ già, thầy cúng đều khẳng định chính vợ Thạn là “ma lai”, sau khi đã rút ruột 2 đứa con thì chết nhưng thực sự con ma này vẫn còn tiếp tục đeo đẳng gia đình Thạn. Vì thế, họ nói rằng, chỉ có cách giết “con ma lai” này thì nó mới không trở về bắt ai nữa. Vậy là vụ án xâm phạm thi thể vợ, do chính người chồng thực hiện đã diễn ra sau một lễ cúng kéo dài. Vào 4g sáng, được cho là thời điểm thích hợp để hành sự theo lời thầy cúng, một đoàn người dẫn đầu là mấy ông trưởng họ, bố Thạn, rồi đến Thạn và những người thân trong gia đình. Họ lặng lẽ đi trong đêm đến ngã ba đường (theo lý giải các cuộc hành hạ xác chết đều phải diễn ra ở ngã ba, ngã tư đường, để con ma không biết đường nào mà theo về). Tại đây, Thạn nói: “Mày nhiều lần hại vợ, con tao. Lần này tao sẽ đánh mày để mày không hại tao được nữa…”. Thế là Thạn vung dao chặt xác vợ, vứt vung vãi khắp nơi. Rồi mỗi người một đường chạy te tua về nhà. Họ cố gắng chạy thật nhanh, theo nhiều đường khác nhau để “con ma” không biết đường theo về…

Chính quyền địa phương cho biết, cuộc sống hiện nay của gia đình Lầu A Lở rất khó khăn, bởi vì tin vào những điều mê tín mà đứa con 2 tuổi khi bị ốm, không được đưa đi bệnh viện cấp cứu kịp thời nên đã chết oan uổng. Chính gia đình Lở nhờ bà Lay cúng đuổi “con ma” cho con mình khỏi bệnh. “Con ma” không đuổi được mà lại còn thêm 2 người thiệt mạng, một người giờ đang ân hận trong trại giam. Còn vợ Lở giờ như cái bóng không hồn, một mình nuôi con trong cảnh gia đình nghèo khó, căn nhà tranh xiêu vẹo, trống tuyềnh, trống toàng chẳng có gì đáng giá, vì bao tiền bạc đã đổ vào cúng ma. Nếu không tin chuyện ma thì… đâu có kết cục đau lòng như hôm nay.

Ó ma lai là gì và truyền thuyết rùng rợn về ma lai

Ông Vũ Đức Lâm, Chỉ huy trưởng Đồn Biên phòng Nà Hỳ, cho biết: Theo quan niệm của người Mông, người bị “ma lai” “chài” thường có biểu hiện ốm quặt quẹo, khó chữa và thường bị chết sau thời gian ốm đau lâu ngày, hoặc lơ ngơ như người bị mất hồn, thường tìm thức ăn là nội tạng, sống vất vưởng, khác người, làm theo ý người khác như có ma xui, quỷ khiến. Nguyên nhân dẫn đến “ma lai” là do bị ma nhập vào… ruột.

Cộng đồng người Mông thường có tâm lý sợ “ma lai”. Chính vì vậy để thay đổi nhận thức của người Mông là vấn đề không phải một sớm, một chiều. Vốn dĩ người Mông đã tin điều gì, nói gì thì tuyệt đối tin tưởng. Cho nên hiện trẻ con, người ốm trong bản, các gia đình vẫn tổ chức cúng ma. Họ vẫn tin chuyện ma là có thật, chỉ khi cúng mãi không khỏi thì mới đưa đến các cơ sở y tế điều trị. Câu chuyện “ma lai” và bài học xót xa từ nhận thức lạc hậu của bà con vùng sâu, vùng xa mong sao sẽ không còn xảy ra. Để loại bỏ hủ tục này, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền.

Trở lại câu chuyện của gia đình anh Thạn, anh Lương Văn Páo, trưởng bản Lùng Than nằm tít hút trên sườn núi Đoong Dặng Lứ nói đó là câu chuyện từ lâu rồi, còn bây giờ không ai như thế nữa, anh Páo khẳng định: “Hủ tục đó không còn tồn tại nữa đâu. Sau khi hủ tục xa xưa ấy lặp lại ở nhà thằng Thạn, chúng mình đã họp dân nhiều lần để tuyên truyền rồi. Đồng bào cũng đã nhận thức rõ, thấy hủ tục ấy là sai trái nên cam kết là sẽ không lặp lại nữa rồi”. Trung tá Lê Đình Minh (Phòng Khoa học hình sự, Công an tỉnh Lai Châu) vẫn còn ám ảnh mạnh mẽ bởi khá nhiều vụ án tương tự từ nhiều năm trước ở xã Thèn Sin, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Sau các vụ án đó, các ban ngành trong tỉnh luôn cảnh giác, tuyên truyền với thái độ vừa nhẹ nhàng, vừa nghiêm khắc, để nhân dân nhận thức rõ, loại bỏ hủ tục ra khỏi đời sống xã hội.

Khi người Kinh lên khai hoang, Đảng và Nhà nước đưa ánh sáng văn minh đến các bản làng thì tập tục này dần mai một. Nhưng, tập tục này vẫn chưa thể hết hoàn toàn, nó vẫn âm thầm diễn ra ở những bản làng hẻo lánh, không được tuyên truyền pháp luật nhiều, hoặc họ làm kín đáo nên các cơ quan pháp luật không phát hiện được. Theo Chủ tịch xã Thèn Sin Nguyễn Văn Cận, từ ngày anh lên đây nhận công tác, năm 1984, những quan niệm về “ma lai” giết người vẫn còn diễn ra rất nhiều. Các ban ngành trong tỉnh, huyện đã chỉ đạo ráo riết, thường xuyên phối hợp tiến hành tuyên truyền để loại bỏ nó khỏi đời sống bản làng. Việc tuyên truyền đã đạt hiệu quả rõ rệt, bởi vài năm nay không có vụ việc tương tự nào diễn ra nữa.

Ó ma lai là gì và truyền thuyết rùng rợn về ma lai

Bà H’Nheo ở làng Đắk Trôk, xã Đắk Yă, người được coi là một thầy mo chuyên giải thuốc thư. Bà H’Nheo cho biết: “Mình có biết thuốc thư là gì đâu, dân làng ai đến nhờ mình cúng thì mình cúng thôi. Mỗi lần cúng xong, mình cho người ốm uống một cốc nước và ăn một quả trứng luộc, có người khỏi, có người không”.

Theo Thiếu tá Phan Thanh Hải, Phó trưởng Công an huyện Chư Sê: Tình trạng ma lai thuốc thư tại một số làng trên địa bàn huyện có chiều hướng diễn biến phức tạp ảnh hưởng tới an ninh, chính trị, sức khỏe và tính mạng người dân. Đặc biệt đã có vụ việc phải xử lý hình sự đưa đối tượng ra truy tố về các hoạt động nghi ngờ ma lai thuốc thư gây ra thiệt hại với người và tài sản.

Hủ tục Ma lai thuốc thư đã để lại những hậu quả đau lòng, gây chia rẽ đoàn kết trong nhân dân. Trước tình trạng này, rất cần có sự vào cuộc tuyên truyền, vận động tích cực hơn nữa của các ban ngành đoàn thể và chính quyền địa phương để người dân nâng cao ý thức, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, phát huy những nét đẹp văn hóa vốn có của các buôn làng Tây Nguyên.

  • Inhale là gì
  • Kiểu con gái thế nào cũng được nhaccuatui
  • Năm tuổi là gì
  • Tại sao nói cao trào 36 39