Hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực là gì, Bài tập về hiện tượng Nhật thực, Nguyệt thực có đáp án | Vật Lí lớp 7

A. Phương pháp giải

Nhật thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, mặt trăng ở giữa thì trên trái đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.

+ Đứng ở vùng bóng tối ta không nhìn thấy mặt trời nên quan sát được nhật thực toàn phần.



+ Đứng ở vùng bóng nủa tối ta nhìn thấy một phần mặt trời nên quan sát được nhật thực một phần.

Nguyệt thực: Khi mặt trời, mặt trăng và trái đất cùng nằm trên một đường thẳng, trái đất ở giữa thì trên mặt trăng xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối



B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Khi có nguyệt thực thì:

 A. Trái đất bị Mặt trăng che khuất.



 B. Mặt trăng bị Trái đất che khuất.

 C. Mặt trăng không phản xạ ánh sáng nữa.

 D. Mặt trời không chiếu sáng Mặt trăng che khuất.

Khi có nguyệt thực thì Mặt trăng bị Trái đất che khuất.

Chọn B

Ví dụ 2: Trong hai hiện tượng : nhật thực , nguyệt thực , hiện tượng nào dễ quan sát hơn?

 A. Hiện tượng nhật thực dễ quan sát hơn

 B. Hiện tượng nguyệt thực dễ quan sát hơn

 C. Cả hai hiện tượng dễ quan sát như nhau

Hiện tượng nguyệt thực dễ quan sát hơn vì nó thường diễn ra lâu hơn, trên 1 vùng rộng hơn trên Trái Đất, mặt khác nó có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường mà không gây hại mắt.

Chọn A

Ví dụ 3: Khi có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra ta thấy:

 A. Mặt đất bị che khuất hoàn toàn ánh nắng mặt trời.

 B. Mặt trời bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.

 C. Mặt trời bị che khuất và không thấy tia sáng nào của mặt trời.

 D. Một phần mặt trời bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối.

 E. Một phần Mặt trời bị che khuất và thấy các tai lửa của mặt trời

Khi có hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra ta thấy Mặt trời bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.

Chọn B

C. Bài tập tự luyện

Câu 1. Khi có hiện tượng nguyệt thực toàn phần xẩy ra ta thấy:

 A. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn không nhận được ánh sáng mặt trời.

 B. Mặt trăng bị che khuất hoàn toàn, xung quanh có tai lửa.

 C. Mặt trăng bị che khuất và không thấy tia sáng nào của mặt trời.

 D. Một phần mặt trăng bị che khuất, phần còn lại là bóng nửa tối.

 E. Một phần Mặt trăng bị che khuất và thấy các tia sáng mặt trời

Câu 2. Tại một nơi có xảy ra nhật thực một phần, khi đó:

 A. Người ở đó không nhìn thấy mặt trăng.

 B. Người ở đó chỉ nhìn thấy một phần mặt trăng.

 C. Ở đó nằm trong vùng bóng tối của mặt trăng.

 D. Người ở đó không nhìn thấy một phần mặt trời.

 E. Người ở đó không nhìn thấy mặt trăng lẫn mặt trời.

Câu 3. Để giải thích hiện tượng nguyệt thực người ta dựa vào:

 A. Định luật truyền thẳng của ánh sáng

 B. Định luật phản xạ ánh sáng

 C. Định luật khúc xạ ánh sáng

 D. Cả 3 định luật trên

Câu 4. Câu nào đúng nhất?

 A. Khi có nhật thực, mặt trăng tạo ra bóng tối trên trái đất.

 B. Nguyệt thực chỉ xuất hiện vào ban đêm.

 C. Nhật thực chỉ xuất hiện vào ban ngày với mặt trời là nguồn sáng.

 D. Cả 3 phương án đều đúng

Câu 5. Vì sao khi có nhật thực, đứng trên mặt đất vào ban ngày trời quang mây, ta lại không nhìn thấy Mặt Trời.

 A. Vì mặt trời lúc đó không phát ánh sáng nữa.

 B. Vì lúc đó Mặt Trời không chiếu sáng Trái Đất nữa.

 C. Vì lúc đó Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất, ta nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trăng.

 D. Vì mắt ta lúc đó đột nhiên bị mù, không nhìn thấy gì nữa

Câu 6. Khi có hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực, vị trí tương đối của trái đất, mặt trời và mặt trăng như thế nào?

Câu 7. Điền từ thích hợp vào chỗ chấm trong các câu sau:

a) Nhật Thực quan sát được vào ………………………………..………….khi ……………………che khuất ánh sáng từ ……………………………

b) Nguyệt Thực thường quan sát được vào những đêm ………………..…..khi ……………………che khuất………….

Câu 8. Một học sinh cho rằng, khi xảy ra hiện tượng nhật thực, thì tất cả mọi người đứng trên trái đất đều có thể quan sát được. Theo em nói như thế có đúng không, tại sao?

Câu 9.

An và bình nhìn lên bầu trời thấy trăng hình lưỡi liềm. Bình nói đó là hiện tượng nguyệt thực, nhưng An quả quyết là không phải. Nếu An đúng thì theo em An đã căn cứ vào đâu?

Câu 10.

Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào ngày rằm và thời gian xảy ra nguyệt thực thường dài hơn nhật thực?

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 7 chọn lọc, có đáp án hay khác:

  • Dạng 1: Bài tập Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng hay, có đáp án
  • Dạng 2: Bài tập Nhận biết tia sáng, chùm sáng hay, có đáp án
  • Dạng 3: Bóng tối, bóng nửa tối là gì, Bài tập bóng tối, bóng nửa tối có đáp án
  • Dạng 5: Bài tập về bóng tối, bóng nửa tối nâng cao cực hay, có đáp án

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

  • Giải bài tập Vật lí 7
  • Giải sách bài tập Vật lí 7
  • Giải VBT Vật Lí 7
  • 470 Bài tập trắc nghiệm Vật Lí 7 có đáp án
  • Top 37 Đề thi Vật Lí 7 có đáp án

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Ngân hàng trắc nghiệm lớp 7 tại sentayho.com.vn

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án