Nhân đọc thấy có rất nhiều cách viết tên khác nhau, nhiều khi gây nhầm lẫn và không đồng nhất khi làm giấy tờ hoặc khi sinh sống ở một quốc gia khác, nhất là phương Tây, tôi xin mạo muội chia sẻ vài cách viết tên của các nước khác và cách viết tên đúng.Bạn đang xem: Prénom là gì
Cách viết tên của người Pháp:
Người Pháp có cách dùng và viết tên rất đặc biệt. Do văn hóa Kitô giáo lâu đời, nên thường khi lãnh bí tích thanh tẩy, họ nhận tên của cha và mẹ đỡ đầu cộng thêm tên của cha mẹ ruột đặt cho. Tất nhiên là luôn lấy họ của cha. Do đó, nhiều lúc bạn thấy trong thẻ căn cước của họ có tới cả 5 hoặc 6 tên khác nhau. Nhưng trong cuộc sống, họ chỉ dùng một tên duy nhất cộng với họ đi theo sau. Người Pháp đôi khi có tên ghép, tức là hai tên khác nhau ví dụ như Jean và François gộp lại, thành Jean-François. Những tên ghép như vậy luôn luôn có gạch nối để phân biệt giữa tên ghép và tên thông thường.
Xã hội đa văn hóa và toàn cầu hóa ngày nay khiến người trẻ Pháp tìm cách đặt tên đơn giản hơn, nhiều lúc không có ý nghĩa gì nhưng nghe hay hay. Vì thế bạn có thể thấy các loại tên như Cloé, như Tit, vân vân. Văn hóa Tây phương nói chung thường viết tên trước để phân biệt từng cá nhân, rồi sau đó mới viết họ để phân biệt gia đình và dòng họ. Vì có truyền thống Quý tộc và Aristocratie nên họ cũng có các cách viết tên khác nhau. Tôi xin đưa ra vài ví dụ điển hình.
Ví dụ như ta thường thấy giữa tên có chữ «de», đọc là «đờ». Từ này có nghĩa là thuộc về, thuộc dòng họ … Emmanuel d’Alzon, tức là tên : Emmanuel, họ là Alzon. Chữ d’ là viết tắt của chữ «de» vì có hai nguyên âm đi với nhau. Charles de Gaulle là tên của cố tổng thống Pháp. Tên của ông là Charles, và «thuộc dòng họ» Gaulle, nên viết là Charles de Gaulle.
Người Pháp thường viết tên theo dạng chữ in thường, thí dụ Nicolas. Nhưng tên họ thông thường để phân biệt với tên gọi người Pháp viết in hoa, thí dụ SARKOZY. Khi nhìn vào, ai cũng biết là ông ta tên Nicolas, và mang họ là SARKOZY. Trong trường hợp tên ghép hoặc tên có nguồn gốc quý phái, người Pháp cũng viết tương tự: Jean-Michel BROCHETTE, Jean-Paul BALLIER, hoặc BROCHETTE Jean-Michel, BALLIER Joseph; Emmanuel d’ALZON hoặc d’ALZON Emmanuel.
Đối với người Mỹ hay một vài nước có văn hóa Anglo-saxon, họ thường cũng có nhiều tên, nhưng thường viết theo dạng : tên thứ nhất, tên thứ hai hay còn gọi là tên giữa … và họ. Ví dụ ta thấy tên của cựu tổng thống Mỹ George W. Bush. Thay vì viết toàn bộ tên, ông chỉ dùng George Bush, tức là tên gọi George, và tên họ là Bush. Chữ W là chữ viết tắt của tên thứ hai, gọi là Water. Viết đầy đủ : George Water Bush. Cũng vậy, bạn thấy tên của đương kim tổng thống Mỹ : Barack Obama. Thật ra tên đầy đủ của ông là Barack Hussein Obama. Ông chỉ dùng Barack Obama cho gọn. Chỉ trong giấy tờ mới ghi đầy đủ là Barack Hussein Obama. Barack là tên thứ nhất, Hussein là tên thứ hai hay còn gọi là tên giữa, và Obama là họ.
Người Tàu và người Hàn Quốc có cách viết tên theo mẫu tự Latin rất hay và đáng học hỏi. Đối với họ, khi sang một nước phương Tây, họ viết họ trước bằng chữ in hoa, sau đó là tên. Thông thường tên của người Viễn Đông có ba chữ. Một là Họ, hai là tên gọi. Thí dụ ta thấy ông Hu Jintao, tức Hồ Cẩm Đào trong tiếng Việt. Ông có thể viết Hu Jin Tao, hoặc HU Jintao để phân biệt rõ đâu là họ HU, và tên của ông Jin Tao. Phó chủ tịch Trung Quốc Xi Jinping, Tập Cận Bình trong tiếng Việt. Họ của ông là Tập, và tên là Cận Bình, viết là Jinping hay Jin Ping. Người Hàn Quốc cũng có cách viết tên tương tự. Thí dụ tổng thống Hàn Quốc : Lee Myung-bak. Họ của ông là Lee, và tên là Myung-bak hay có thể viết là Myung Bak, Lee Myung Bak. Cũng như người Pháp, khi viết tên bằng ký tự Latin, họ đặt dấu gạch nối ở giữa tên để phân biệt với Họ.
Đối với người công giáo Á Đông, thông thường chúng ta có viết thêm tên rửa tội, hoặc là tên thánh như thường gọi, ở trước Họ, rồi sau đó mới là tên gọi. Ví dụ : Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn. Gioan Baotixita tức Jean-Baptiste trong tiếng Pháp và John Baptist trong tiếng Anh. Cách viết này bắt nguồn từ các cha đạo người Bồ hay người Pháp ngày xưa. Vì đối với người phương Tây, tên rửa tội và tên gọi là một, không có tên gọi khác. Nếu trước đây có tên không phải công giáo, khi rửa tội thì thêm vào, và nó luôn đứng trước HỌ cũng như tên gọi luôn đứng trước HỌ. Nên từ đó người Á Đông hay viết tên thánh trước họ, rồi viết tên gọi theo như phong cách Á Đông vẫn dùng.
Thời thế đã thay đổi, thế giới ngày càng hội nhập và biến chuyển. Nhiều người có dịp giao lưu văn hóa và học hỏi nhiều hơn. Nên chúng ta cũng nên suy nghĩ lại về cách viết tên của chúng ta. Khi học tiếng Anh, người việt luôn biết đến chữ NAME, tức là TÊN GỌI. Nhưng khi học tiếng Pháp, chúng ta có từ NOM, nhưng nghĩa hoàn toàn khác. NOM trong tiếng Pháp tức là HỌ. Không nên lẫn lộn. Tiếng Anh chữ SURNAME tức là HỌ, và chữ NAME tức là TÊN GỌI. Tiếng Pháp chữ PRÉNOM nghĩa là TÊN, dịch sát nghĩa là TRƯỚC HỌ, và chữ NOM là HỌ, hay còn dùng NOM DE FAMILLE, tức HỌ GIA ĐÌNH, hoặc DÒNG HỌ.Xem thêm: 25 Gợi Ý ” Đi Du Lịch Singapore Nên Mặc Gì Để Check, Du Lịch Singapore Nên Mặc Gì
Trở lại với cách dùng tên trong tiếng Việt. Cũng như người Tàu và người Hàn, nhưng người Việt có cách dùng thông thường hơi khác người Tàu và người Hàn . Có ba chữ trong mỗi tên người. Ví dụ Ngô Đình Diệm. Ngô tức là HỌ, và Đình là tên nhánh, còn gọi là tên lót, hay tên đệm, và Diệm và tên gọi của ông. Hoặc hai chữ : Nguyễn Trãi. Họ Nguyễn và tên gọi Trãi. Có người còn có tên bốn chữ : Đoàn Hiếu Minh Tuấn. Đoàn tức là Họ, Hiếu là tên lót, Minh Tuấn là tên gọi. Theo thói quen, chỉ gọi Tuấn cách ngắn gọn.
Đối với nữ giới, thường tên có ít nhất ba chữ hoặc bốn chữ. Thí dụ : Nguyễn Thị Tấm. Họ Nguyễn, tên lót Thị và tên gọi Tấm. Hoặc : Nguyễn Thị An Lành. Họ Nguyễn, tên lót Thị, và tên gọi là An Lành. Nhưng cũng theo thói quen, người Việt chỉ gọi tên một chữ : Tấm hay Lành.
Như thế, chúng ta có thể phân biệt đâu là Tên, Prénom trong tiếng Pháp và Name trong tiếng Anh, và đâu là họ, Nom trong tiếng Pháp và Surname trong tiếng Anh. Không nên lẫn lộn Surnom và Surname vì Surnom tiếng Pháp là biệt danh, tức là tên gọi không có trong giấy tờ. Còn chữ Surname trong tiếng Anh lại là HỌ.
Thật ra có nhiều người Việt nhầm lẫn trong cách viết tên đầy đủ. Có nhiều người chủ trương viết : Đoàn thanh Tùng. Viết HỌ chữ in hoa, tên lót hoặc tên đi với tên gọi chữ thường, và tên gọi chữ in hoa. Cách viết này trông giống kiểu viết tên của người Hàn hay người Tàu khi sang các nước phương Tây, ví dụ có thể viết Kim Myoung-ho, hay Kim Myoungho, hay Myoungho Kim. Họ của anh ta là Kim, và tên gọi là Myoungho, hay Myoung-ho, hay còn viết Myoung Ho. Đúng ra phải viết Đoàn Thanh Tùng, hay là Đoàn Thanhtung, hay là Thanhtung Đoàn, hay Thanh-tùng Đoàn, hay Thanh-Tùng Đoàn. Như thế khi nhìn vào người ta biết là Họ Đoàn, tên Thanh Tùng, chứ không phải họ Tùng, tên Đoàn thanh. Cách đơn giản nhất là chúng ta nên có gạch nối, khi đó người Pháp hay người phương Tây nói chung khi nhìn vào biết ngay đâu là tên và đâu là họ của chúng ta. Khi viết tên nên viết IN HOA HỌ, và in thường Tên-Gọi có gạch nối. Ví dụ : ĐOÀN Thanh-Tùng. Đó là cách tốt nhất. Cũng vậy đối với nữ giới hoặc những ai có tên từ bốn chữ trở lên, có thể viết NGUYỄN Thị Mộng-Huyền, NGUYỄN Thị Bích-Giang, NGUYỄN Thị An-Lành, hay ĐOÀN Hiếu Minh-Tuấn. Khi nhìn vào người ta biết ngay đâu là họ và đâu là tên. Có nhiều người viết NGUYỄN THỊ MỘNG Huyền. Khi nhìn vào người ta tưởng là tên Huyền và có Họ là NGUYỄN THỊ MỘNG. Chưa thấy ai có cái Họ dài và lạ đến thế.
Hơn nữa, khi có tên rửa tội, chúng ta có thói quen như tôi đã đề cập ở trên, tức là viết tên thánh trước Họ, rồi tên lót và tên gọi theo sau. Ví dụ : Phaolô Nguyễn Văn Hưng. Thật sự người Pháp khi nhìn vào chẳng biết đâu là Họ và đâu là tên. Họ có thể nói Tên tức là Phaolô, hay còn gọi là Paul, và Họ là NGUYỄN VĂN HƯNG. Hay nhiều lúc viết lầm khi có thói quen gọi Paul Hưng, rồi người ta viết Họ là NGUYỄN VĂN. Nếu là có Họ NGUYỄN VĂN thực sự, thì em gái của Paul Hưng cũng là NGUYỄN VĂN Thị Tấm. Vì thế, để phân biệt rõ ngay từ đầu, chúng ta nên viết cho rõ. Có hai cách viết:
Cách thức nhất : Paul NGUYỄN Văn-Hưng. Khi nhìn vào người ta biết tên rửa tội là Paul, Họ là NGUYỄN và tên gọi là Văn Hưng. Thật ra người Pháp không phân biệt được đâu là tên lót và đâu là tên gọi. Cách tốt nhất là viết cả hai tên lót và tên gọi làm một và nối lại với nhau bằng một gạch nối : Văn-Hưng.
Cách thứ hai : Tôi có nói đến việc hội nhập văn hóa, toàn cầu hóa và trao đổi văn hóa. Thật ra tên thánh và tên gọi đều là TÊN. Nếu đặt trước thấy phiền quá, đặt nó đằng sau tên gọi cho khỏe. Khi viết NGUYỄN Văn-Hưng Paul, người ta sẽ biết ngay, không cần phải giải thích nhiều. Khi viết như vậy chúng ta có thể giữ được cách viết tên trong tiếng Việt, và hội nhập văn hóa.
Cách thứ ba : Chúng ta có thể dùng theo kiểu của người phương Tây khi chúng ta làm giấy tờ sang du học hoặc sang định cư, hoặc đi du lịch. Chúng ta nên viết ngay từ đầu. Thí dụ : Duy-Tân ĐÀO. Người ta sẽ biết ngay mình mang tên là Duy Tân, và Họ Đào. Nếu không có dấu gạch sẽ dễ bị lẫn lộn, vì có nhiều người không hiểu văn hóa Á Đông, là cứ lấy đại, cho là tên Duy, nhưng thực chất đó là tên lót hay là tên không đầy đủ. Tên đầy đủ là Duy-Tân. Khi muốn gắng tên rửa tội vào, chúng ta có thể viết theo thói quen Pierre Duy-Tân ĐÀO, hay là Duy-Tân Pierre ĐÀO. Vị trí của tên thánh không quan trọng, vì thực chất đối với người công giáo Việt Nam, tên này không có trong giấy tờ hành chính, nhưng chỉ trong giấy tờ thuộc tôn giáo.
Vậy, nếu bạn viết tên, nên phân biệt đâu là HỌ, và đâu là TÊN GỌI để khỏi lẫn lộn, và nhất là trong thời đại chúng ta đi lại nhiều sang các nước Phương Tây hoặc các nước không thuộc ba nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Cách viết tốt nhất và đúng nhất : HỌ Tên-Gọi : HỒ Hướng-Thiên Paul. ĐINH Văn-Hùng Vianney. Hoặc : Anne Thị An-Lành NGUYỄN ; NGUYỄN Thị An-Lành sentayho.com.vn thêm: Shoujo Là Gì – Khác Nhau Ở Đâu
Vài dòng cùng chia sẻ với những ai đang chuẩn bị lên đường đi sang một nước khác ngoài quê hương của mình. Mến chúc bạn luôn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.