04 cách điều trị bệnh trứng tóc hiệu quả cho chị em

Bệnh nấm tóc mà phổ biến nhất là dạng trứng tóc xảy ra phổ biến ở các bạn nữ tóc dài đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình và tâm lý. Nhiều thói quen xấu tạo cơ hội cho trứng tóc phát triển. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng ngừa trứng tóc trong bài viết sau.

1. Bệnh trứng tóc là gì?

Trứng tóc là một trong các bệnh nấm tóc. Trứng tóc có 2 dạng là trứng tóc đen và trứng tóc trắng. tóc của người bị trứng tóc sờ vào thấy thô ráp, không mượt mà, có các hạt hình thoi màu nâu đen hoặc chân tóc có hạt trắng, kích thước tới vài milimet, bám cách chân tóc từ 2 – 4 cm.



Bệnh trứng tóc lây từ người sang người thông qua việc dùng chung đồ trong sinh hoạt như dùng chung nón, khăn, lược, …

Bệnh trứng tóc tuy lành tính nhưng lại rất ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và tính thẩm mỹ cho mái tóc. Trứng tóc khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp và gặp gỡ, không những vậy còn gây khó khăn cho việc chải tóc hằng ngày.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh trứng tóc

Những phụ nữ tóc dài, thường gội đầu vào ban đêm hoặc những người lao động nặng, ra nhiều mồ hôi làm ẩm ướt da đầu. Da đầu ẩm ướt là điều kiện sinh sôi của nấm sợi tơ Dermatophyte gây bệnh trứng tóc.

Nhiều bạn nữ không thuộc các đối tượng trên cũng dễ bị bệnh trứng tóc do các thói quen xấu sau

  • Buộc tóc khi tóc đang ướt.
  • Gội đầu ban đêm và để tóc ướt đi ngủ.
  • Đội mũ nón (bao gồm cả mũ bảo hiểm) khi tóc chưa khô.

3. Cách điều trị trứng tóc

Phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất để trị trứng tóc là cắt tóc ngắn và gội đầu bằng dầu Nizoral hoặc Sastid. Sau khi gội đầu, bạn bôi các thuốc chống nấm như BIS 2%, dung dịch Nitrofungin, mycoster hoặc formalin.

Cắt bỏ mái tóc của mình là điều không ai muốn. Vì thế sau đây là một số cách trị trứng tóc tại nhà dành cho những người không muốn cắt bỏ mái tóc để chữa trứng tóc.

3.1 Điều trị trứng tóc bằng cây ngũ sắc

Cây ngũ sắc thường được biết đến với công dụng trị bệnh viêm xoang hiệu quả. Không chỉ vậy, nó còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị các bệnh về da, tiêu biểu là chữa bệnh nấm tóc và rụng tóc mà nhiều người chưa biết tới.

Trong cây ngũ sắc có chứa nhiều lượng tinh dầu như Cadinen; caryophyllen, curmarin… Chúng có tác dụng loại bỏ nấm; vi khuẩn gây hại giúp làm sạch da đầu; chân tóc và chống ngứa hiệu quả. Bên cạnh đó; tinh dầu thơm của cây sẽ giúp tóc trở nên bóng mượt và thơm tho.

Bạn có thể dùng cây ngũ sắc nấu nước gội đầu hoặc kết hợp với bồ kết nấu nước gội đầu sẽ có công dụng làm đẹp tóc và là cách trị bệnh nấm tóc hiệu quả nhất tại nhà.

3.2 Điều trị trứng tóc bằng chanh và muối

Chanh và muối đều là những nguyên liệu giúp kháng khuẩn tốt; nên được áp dụng khá quen thuộc vào việc chữa trị các bệnh ngoài da như bệnh tổ đỉa, nấm tóc, viêm da cơ địa… Đây là cách đã được kiểm chứng là có khả năng tiêu diệt nấm tóc hoàn toàn

Đầu tiên, bạn chuẩn bị 1 quả chanh, 2 thìa muối. Sau đó, bạn vắt lấy nước cốt chanh hòa trong 1 lít nước. Cho muối vào khuấy đều rồi lọc qua một tấm vải màn loại bỏ tạp chất. Dùng nước này gội đầu và ủ khoảng 10 phút loại bỏ hoàn toàn vi nấm da đầu. Cuối cùng là gội lại với nước cho thật sạch là được.

Những lưu ý khi áp dụng cách trị trứng tóc tại nhà:

  • Phương pháp dân gian thường có hiệu quả chậm, tùy theo tình trạng trứng tóc và cơ địa của mỗi người mà hiệu quả sẽ xuất hiện sau vài tháng. Vì vậy bạn cần kiên trì thực hiện liên tục.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, môi trường sống sạch sẽ. Thay đổi các thói quen xấu như không gội đầu thường xuyên, để tóc ướt đi ngủ.

4. Phòng tránh bệnh trứng tóc

Khi bị bệnh trứng tóc, mái tóc buộc phải bị cắt bỏ để trị bệnh, mà cắt tóc là điều chẳng cô gái nào muốn, vì vậy chúng ta cần chăm sóc tóc kỹ càng để ngừa bệnh trứng tóc.

Bệnh trứng tóc có thể dễ dàng phòng tránh khi làm khô tóc đúng cách:

  • Thấm bớt nước trên tóc bằng khăn bông khô, mềm để tránh gây hại cho mái tóc.
  • Để tóc tự khô trong môi trường tự nhiên. Trong trường hợp thời gian gấp gáp không thể để tóc tự khô, bạn có thể sử dụng máy sấy nhưng chỉ nên sấy qua, sau đó để tóc khô tự nhiên.
  • Tốt nhất, hãy chọn khoảng thời gian gội đầu phù hợp để có đủ thời gian chờ tóc khô tự nhiên.
  • Khi tóc bị ướt, dính nước mưa, bạn cũng nên hong khô tóc ngay, tránh để ngấm nước quá lâu.

Bên cạnh đó, các thói quen xấu cũng cần được điều chỉnh để nấm gây bệnh trứng tóc không thể sinh sôi:

  • Không đội mũ nón khi tóc còn đang ướt.
  • Không dùng chung lược, gối, khăn lau tóc, mũ nón (cả nón bảo hiểm) với người khác.
  • Không buộc tóc khi tóc còn ướt, trường hợp cần thiết phải buộc tóc thì bạn nên dùng máy sấy tóc để làm cho tóc khô.
  • Không đi ngủ khi tóc còn ướt.
  • Khi tóc bị ướt, dính nước mưa thì bạn nên hong khô tóc ngay, tránh để tóc ngấm nước quá lâu.
  • Nón, lược chải tóc nên được vệ sinh thường xuyên.

Những thông tin trong bài viết đã giải đáp những thắc mắc xung quanh bệnh trứng tóc và cách điều trị. Nếu việc tự trị liệu không có hiệu quả sau một khoảng thời gian, bệnh nhân cần đến thăm khám tại các trung tâm da liễu có các bác sĩ uy tín để được điều trị nhanh chóng.

Các bác sĩ da liễu khám và điều trị trứng tóc

  • Bác sĩ Đỗ Thị Minh Nghĩa – Phó khoa da Liễu BV Y học cổ truyền Trung Ương – Hà Nội
  • Bác sĩ Lê Đức Thọ – 35 năm kinh nghiệm chuyên Khoa Da Liễu- quận Bình Tân
  • Bác sĩ Nguyễn Đại Hoàng Đức – 15 năm kinh nghiệm chuyên khoa Da liễu – Quận 2

Bài viết được tham khảo từ Bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên sentayho.com.vn

Tham khảo: Sức khỏe đời sống