Những ai đã từng xét nghiệm công thức máu chắc chắn đều đã từng 1 lần nhìn thấy chỉ số MCHC nhưng chỉ số này có ý nghĩa như thế nào, xét nghiệm máu MCHC là gì? Cách đọc chỉ số MCHC ra sao? Nếu bạn cũng có chung những thắc mắc này thì bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời chi tiết và chính xác nhất.
Mục lục
Xét nghiệm máu MCHC là gì?
So với các chỉ số như RBC (số lượng hồng cầu) hay HGB (lượng huyết sắc tố) thì MCHC thường ít được mọi người chú ý hơn. Nhiều người đã từng làm xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi với khoảng 18 chỉ số máu các loại nhưng vẫn không hề biết xét nghiệm máu MCHC là gì.
MCHC là viết tắt của Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration, tức là nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu. Chỉ số này chính là nồng độ của huyết sắc tố hemoglobin trong một thể tích máu, thể hiện có bao nhiêu phần trăm tế bào máu được tạo nên từ hemoglobin.
Ý nghĩa của chỉ số MCHC
Nói đến đây chắc hẳn nhiều người đã nắm được sơ qua xét nghiệm máu MCHC là gì nhưng ý nghĩa của chỉ số này như thế nào đây? Theo thông tin từ các bác sĩ, chỉ số MCHC được thể hiện trên xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi, có thể đánh giá nồng độ huyết sắc tố của tế bào hồng cầu nên từ đó giúp chẩn đoán nhiều bệnh lý về huyết học,
Chỉ số MCHC bình thường ở mức 316-372g/L. Khi chỉ số này thấp hơn hay cao hơn ngưỡng trung bình đều là những dấu hiệu của một số bệnh lý.
Chỉ số MCHC giảm
Trường hợp này tương đối phổ biến, khá nhiều người làm xét nghiệm và phát hiện chỉ số MCHC giảm xuống thấp hơn mức trung bình do một số nguyên nhân như:
- Thiếu máu thiếu sắt
- Thiếu máu do các bệnh mãn tính
- Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia
- Chứng tăng hồng cầu lưới
Chỉ số MCHC tăng
Các bác sĩ cho biết đôi khi nồng độ hemoglobin cũng trở nên đặc hơn khiến chỉ số MCHC cũng tăng cao. Một số nguyên nhân khiến chỉ số MCHC tăng lên bao gồm:
- Thiếu máu đa sắc hồng cầu bình thường
- Chứng hồng cầu tròn di chuyển nặng
- Thiếu vitamin B12
Kháng thể Agglutinin lạnh
Chỉ số MCHC cao hoặc thấp hơn so với ngưỡng thông thường có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phổ biến về máu như thiếu máu thiếu sắt, thiếu vitamin, mất máu hoặc bệnh lý tan máu bẩm sinh Thalassemia. Thông thường, các bác sĩ thường đánh giá chỉ số MCHC kết hợp cùng chỉ số xét nghiệm MCV (lượng huyết sắc tố trung bình trong 1 hồng cầu) và RDW (độ phân bố hồng cầu) để có thể kết luận đầy đủ về lượng huyết sắc tố, tình trạng và hình dạng hồng cầu từ đó có thể chẩn đoán chính xác trong các bệnh lý về huyết học.
Xét nghiệm MCHC ở đâu mới tốt?
Với các thông tin được trình bày ở trên, giờ đây chắc chắn bạn đã có cái nhìn tổng quan và tương đối đầy đủ cho câu hỏi xét nghiệm máu MCHC là gì và có ý nghĩa gì. Xét nghiệm MCHC có thể là dấu hiệu của khá nhiều bệnh lý huyết học chính vì thế nên việc thường xuyên thực hiện xét nghiệm cũng như lựa chọn đơn vị xét nghiệm MCHC chính xác có vai trò vô cùng quan trọng.
Theo các bác sĩ, ngay khi có các triệu chứng lâm sàng như thường xuyên chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, da xanh xao,… bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn làm xét nghiệm máu cụ thể. Trong trường hợp bạn là người bận rộn và muốn thực hiện xét nghiệm một cách nhanh chóng nhất, bạn có thể lựa chọn xét nghiệm máu tại nhà với Happiny – đơn vị xét nghiệm hàng đầu tại Hà Nội hiện nay.
Happiny được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại cho phép thực hiện nhiều xét nghiệm, đặc biệt là các xét nghiệm tổng phân tích máu một cách nhanh chóng với kết quả chính xác. Việc triển khai dịch vụ lấy mẫu máu tại nhà cùng Happiny cũng đồng thời là giải pháp lý tưởng giúp khách hàng dễ dàng kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó có được phương án điều trị hợp lý.
Hy vọng bài trên đã có thể cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về vấn đề xét nghiệm máu MCHC là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe. Chúc bạn luôn mạnh mẽ và hẹn gặp lại trong bài viết chia sẻ về các chỉ số xét nghiệm tiếp theo!