Review 10 cách sửa lỗi Google Chrome không vào được Facebook là chủ đề trong bài viết bây giờ của tôi Sen Tây Hồ. Theo dõi bài viết để hiểu nhé.
Đối với thời đại công nghệ mạng xã hội phổ biến như ngày nay, các nhà mạng hầu hết đều không còn chặn người dùng truy cập Facebook. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn đang gặp lỗi Google Chrome không vào được Facebook thì có thể vì một lý do nào đó. Thế nên hãy xem hết bài viết này để tham khảo thêm 10 cách sửa lỗi Google Chrome không vào được Facebook nhé!
10 cách sửa lỗi Google Chrome không vào được Facebook
Mục lục
I. Nguyên nhân không vào được Facebook trên Google Chrome
-
- Kết nối mạng không ổn định.
-
- Facebook chặn các nhà mạng cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam.
-
- Trình duyệt bị lỗi.
-
- Cấu hình DNS bị sai.
II. Hướng dẫn khắc phục lỗi Chrome không vào được Facebook
1. Kiểm tra kết nối mạng
Google Chrome không vào được Facebook có thể là do kết nối Internet hoặc mạng của bạn không ổn định, đường truyền kết nối kém hoặc dữ liệu của bạn đã hết. Vì vậy bạn có thể kiểm tra kết nối internet và mạng dữ liệu của mình, nếu không ổn thì bạn có thể chuyển kết nối Wi-Fi khác hoặc sử dụng dữ liệu 3G/4G để sử dụng.
Kiểm tra kết nối mạng
2. Kiểm tra ngày giờ trên máy tính
Nhấn chuột phải vào Ngày giờ trên thanh Taskbar > Chọn mục Adjust date/time > Bật On cho cả 2 mục Set time automatically và Set time zone automatically > Nhấn Sync now.
-
- Hướng dẫn chi tiết
Bước 1: Nhấn chuột phải vào Ngày giờ trên thanh Taskbar.
Nhấn chuột phải vào Ngày giờ trên thanh Taskbar
Bước 2: Chọn mục Adjust date/time.
Chọn mục Adjust date/time
Bước 3: Bật On cho cả 2 mục Set time automatically và Set time zone automatically sau đó nhấn Sync now để cài đặt lại giờ và đồng bộ trên cả hệ thống.
Bật On cho cả 2 mục Set time automatically và Set time zone automatically
3. Xóa lịch sử duyệt web
Mở Chrome trên máy tính > Nhấn vào Biểu tượng ba chấm dọc > Nhấp vào Lịch sử (History) > Lịch sử > Nhấp vào Xóa dữ liệu duyệt web (Clear browsing data) > Chọn phạm vi thời gian lịch sử muốn xóa > Vào Advanced và chọn vào ô lịch sử duyệt web > Chọn Xóa dữ liệu (Clear data).
-
- Hướng dẫn chi tiết
Bước 1: Mở Chrome trên máy tính, sau đó nhấn vào Biểu tượng ba chấm dọc.
Nhấn vào Biểu tượng ba chấm dọc
Bước 2: Nhấp vào Lịch sử (history) và chọn Lịch sử.
Nhấp vào Lịch sử (history) và chọn Lịch sử
Bước 3: Nhấp vào Xóa dữ liệu duyệt web (Clear browsing data).
Nhấp vào Xóa dữ liệu duyệt web (Clear browsing data)
Bước 4: Chọn phạm vi thời gian lịch sử muốn xóa.
Chọn phạm vi thời gian lịch sử muốn xóa
Bước 5: Vào Advanced và chọn vào ô lịch sử duyệt web.
Vào Advanced và chọn vào ô lịch sử duyệt web
Bước 6: Chọn Xóa dữ liệu (Clear data) để xóa lịch sử duyệt web.
4. Tắt tiện ích mở rộng
Vào Chrome > Chọn vào Biểu tượng Dấu ba chấm > Chọn Công cụ khác (More Tools) > Chọn vào Tiện ích mở rộng (Extensions) > Nhấn Tắt.
-
- Hướng dẫn chi tiết
Bước 1: Vào Chrome, sau đó chọn vào Biểu tượng Dấu ba chấm.
Bước 2: Chọn Công cụ khác (More Tools), sau đó chọn vào Tiện ích mở rộng (Extensions).
Bước 3: Nhấn Tắt các tiện ích mở rộng.
5. Truy cập vào Facebook bằng chế độ ẩn danh
Nếu các cách trên bạn vẫn chưa vào được Facebook thì bạn có thể dùng tổ hợp phím Ctrl + Shift + N để truy cập Facebook dưới chế độ ẩn danh.
6. Thay đổi DNS của máy tính
Tại thanh Windows, bạn tìm kiếm Control Panel > Nhấn Enter > Chọn Network and Internet > Chọn Network and Sharing Center > Nhấn vào tên mạng > Chọn Properties > Chọn vào Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) > Chọn Properties > Tick vào ô Use the following DNS sever address > Đổi DNS thủ công ở Preferred DNS và Alternate DNS > Nhấn OK.
Hướng dẫn chi tiết
Bước 1: Tại thanh Windows, bạn tìm kiếm Control Panel và Nhấn Enter để truy cập.
Tìm kiếm Control Panel và Nhấn Enter để truy cập.
Bước 2: Chọn Network and Internet.
Bước 3: Chọn Network and Sharing Center.
Bước 4: Sau đó bạn nhấn vào tên mạng.
Sau đó bạn nhấn vào tên mạng
Bước 5: Chọn Properties.
Chọn Properties
Bước 6: Chọn vào Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4) và chọn Properties.
Bước 7: Tick vào ô Use the following DNS sever address, sau đó bạn đổi DNS thủ công ở Preferred DNS và Alternate DNS.
Một số DNS tham khảo:
Preferred DNS server: 8.8.8.8
Alternate DNS server: 8.8.4.4
Preferred DNS server: 208.67.222.123
Alternate DNS server: 208.67.220.123
Preferred DNS server: 156.154.70.1
Alternate DNS server: 156.154.71.1
Tick vào ô Use the following DNS sever address, sau đó bạn đổi DNS thủ công ở Preferred DNS và Alternate DNS
Bước 8: Nhấn OK để hoàn tất và khởi động lại để sử dụng.
Nhấn OK để hoàn tất và khởi động lại để sử dụng
7. Thay đổi Hosts trên máy tính
Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R > Nhập C:WindowsSystem32Driversetc > OK > Nhấn chuột phải vào file Host > Chọn Open with > Chọn Notepad > Click chọn OK > Copy dãy hosts sau và dán vào cuối File Hosts > Nhấn Ctrl + S để lưu lại và khởi động.
Copy dãy hosts sau:
173.252.110.27 facebook.com
69.171.247.29 www.facebook.com
173.252.100.27 login.facebook.com
66.220.152.19 upload.facebook.com
66.220.152.19 graph.facebook.com
173.252.100.27 pixel.facebook.com
173.252.112.23 apps.facebook.com
Hướng dẫn chi tiết
Bước 1: Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run, sau đó nhập đường dẫn C:WindowsSystem32Driversetc vào ô Open > Nhấn OK.
Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run
Bước 2: Nhấn vào file Host và nhấn chuột phải chọn Open with.
Nhấn vào file Host và nhấn chuột phải chọn Open with
Bước 3: Chọn Notepad, sau đó nhấn chọn OK.
Chọn Notepad, sau đó nhấn chọn OK
Bước 4: Copy dãy hosts ở phía trên và dán vào cuối File Hosts, sau đó nhấn Ctrl + S để lưu lại. Lúc này bạn có thể đăng nhập vào Facebook.
Copy dãy hosts ở phía trên và dán vào cuối File Hosts
8. Cập nhật Google Chrome lên phiên bản mới nhất
Vào Chrome > Chọn vào biểu tượng ba chấm dọc > Chọn Trợ giúp (Help) > Chọn Giới thiệu về Google Chrome (About Google Chrome) > Chờ vài giây để Chrome kiểm tra và update lên phiên bản mới (nếu có).
-
- Hướng dẫn chi tiết
Bước 1: Vào Chrome, chọn vào Biểu tượng Ba chấm dọc.
Vào Chrome, chọn vào biểu tượng ba chấm dọc
Bước 2: Chọn Trợ giúp (Help), sau đó bạn chọn tiếp Giới thiệu về Google Chrome (About Google Chrome).
Chọn Trợ giúp (Help), sau đó bạn chọn tiếp Giới thiệu về Google Chrome.
Bước 4: Chờ vài giây để Chrome kiểm tra và update lên phiên bản mới (nếu có).
Chờ vài giây để Chrome kiểm tra và update lên phiên bản mới (nếu có)
9. Tắt phần mềm VPN đang sử dụng trên máy
Một cách sửa lỗi Google Chrome không vào được Facebook nữa đó là bạn có thể tắt phần mềm VPN đang sử dụng trên máy của bạn. Bởi có rất nhiều người dùng sử dụng VPN nhằm mục đích truy cập vào một số trang web bị chặn ở Việt Nam. Thêm vào đó, nhiều người dùng cũng phản ánh là các phần mềm VPN này khiến cho Facebook không thể hoạt động và sử dụng ổn định, vì vậy bạn có thể tắt để thử xem.
Tắt phần mềm VPN đang sử dụng trên máy
10. Reset Chrome về mặc định
Lưu ý: Khi reset lại trình duyệt, mọi dữ liệu bạn lưu trên trình duyệt (đánh dấu trang, lịch sử, mật khẩu,…) đều sẽ bị mất.
Nhập “chrome://settings/reset” vào thanh tìm kiếm của Google Chrome > Chọn Restore settings to their original defaults > Nhấn Reset settings.
-
- Hướng dẫn chi tiết
Bước 1: Nhập “chrome://settings/reset” lên thanh công cụ của Google Chrome để truy cập vào trang Cài đặt của Google Chrome, sau đó bạn chọn Restore settings to their original defaults.
Bước 2: Nhấn Reset settings để reset lại trình duyệt về mặc định.
Trên đây là hướng dẫn sửa lỗi Google Chrome không vào được Facebook, chúc bạn khắc phục lỗi thành công và có những trải nghiệm tốt khi sử dụng trình duyệt. Nếu có thắc mắc gì về thao tác trong bài viết thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé!