Tìm hiểu về ROS là gì? Các kiến thức cần biết về chỉ số ROS là chủ đề trong bài viết hôm nay của Sen Tây Hồ. Theo dõi bài viết để biết nhé. Nếu bạn là một người nằm trong ngành tài chính kế toán, chắc chắn bạn sẽ cần biết đến một chỉ số quan trọng là ROS. Vậy rốt cuộc ROS là gì? Công thức tính ROS như thế nào và tại sao cần sử dụng đến ROS trong việc phân tích và đánh giá tình hình hoạt động của công ty và doanh nghiệp?
Mục lục
- 1 1. ROS là gì?
- 2 2. Cách đọc chỉ tiêu ROS
- 3 3. Ý nghĩa của chỉ số ROS
- 4 4. Cách thức đánh giá chỉ số hoạt động qua chỉ số ROS
- 5 5. Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?
- 6 6. Những lưu ý để cải thiện chỉ số ROS trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- 7 7. Mối quan hệ giữa ROS, ROA, và ROE
- 8 Lời kết
1. ROS là gì?
ROS là từ được viết tắt của Return On Sales, trong tiếng Việt có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Tỷ suất này sẽ cho biết được với 1 đồng doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, sẽ tạo ra được tổng cộng bao nhiêu đồng lợi nhuận (lợi nhuận sau thuế).
1.1. Ví dụ về chỉ số ROS
Để dễ hình dung ứng dụng của ROS là gì trong tài chính, bạn có thể tham khảo ví dụ sau:
Chẳng hạn, một báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty A cho biết rằng chỉ tiêu ROS của công ty năm trước là 6%, năm nay là 8% và ROS trung bình ngành là 10%. Điều này cho thấy:
- ROS của công ty tăng so với kỳ trước.
- Từ đó thấy được khả năng sinh lời của doanh thu tăng. Nói cách khác, một đồng doanh thu năm nay tạo ra nhiều đồng lợi nhuận hơn so với năm trước.
- Tuy nhiên, so với chỉ tiêu trung bình ngành, ROS của công ty đang thấp hơn, tức là công ty tạo ra lợi nhuận từ doanh thu ít hơn mặt bằng chung của các doanh nghiệp trong ngành.
1.2. Cách tính chỉ số ROS
Để tính được chỉ số ROS, bạn áp dụng công thức sau:
ROS = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần x 100%
Trong đó:
- Lợi nhuận sau thuế và Doanh thu thuần là số liệu sẽ nằm trong báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ – Giảm trừ doanh thu
1.3 Cách tính chỉ số ROS trên báo cáo tài chính
Việc tính chỉ số ROS theo như báo cáo tài chính là cách thông thường và phổ biến nhất mà bất kỳ ai cần đến chỉ số này sử dụng. Vậy các bước để tính được chỉ số ROS là gì?
- Bước 1: Xác định chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế
- Bước 2: Doanh thu trong kỳ (sẽ được tính bằng tổng của doanh thu bán hàng, doanh thu tài chính và các thu nhập khác)
- Bước 3: Tính chỉ số ROS bằng công thức đã cho sẵn
Chỉ với 3 bước duy nhất, bạn đã có thể tìm được chỉ số ROS với những số liệu trên báo cáo tài chính.
1.4. Cách tính chỉ số ROS trên những nguồn dữ liệu có sẵn
Ngoài ra, bạn cũng có thể không cần tính toán thủ công bằng tay mà có thể dễ dàng lấy các số liệu có sẵn từ các công ty chứng khoán, các trang báo cung cấp thông tin chứng khoán và doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.
Một vài trang online mà bạn có thể tham khảo đó là: FreeStock, Vietstock Finance, hay CafeF. Đây đều là những trang thông tin uy tín mà bạn có thể tin tưởng và tìm hiểu nguồn số liệu có sẵn.
2. Cách đọc chỉ tiêu ROS
Khi đã tính ra được ROS, việc quan trọng hơn cả đó là bạn phải hiểu được chỉ số đó đang nói lên điều gì.
- Nếu chỉ số ROS của doanh nghiệp dương (+), điều đó chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi (lợi nhuận sau thuế > 0). ROS càng lớn thì công ty đang hoạt động ngày càng tốt.
- Nếu doanh nghiệp có chỉ số ROS âm (-), chứng tỏ doanh nghiệp đang làm ăn thua lỗ (lợi nhuận sau thuế < 0).
3. Ý nghĩa của chỉ số ROS
Biết về ROS là thế, nhưng liệu cuối cùng ý nghĩa của chỉ số ROS là gì trong tài chính, trong kinh doanh và đối với các công ty hay doanh nghiệp?
Theo như định nghĩa của nó, chỉ tiêu ROS cho biết một đơn vị doanh thu đem lại mấy đơn vị lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ số này càng cao thì hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp càng tốt:
- ROS càng cao cho thấy khả năng sinh lợi từ doanh thu càng cao và ngược lại
- Trong một số tình huống, ROS có thể mang giá trị âm nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, việc doanh nghiệp đang lỗ còn phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân, có thể doanh nghiệp chấp nhận thua lỗ thời gian ban đầu để thâu tóm thị trường hoặc doanh nghiệp mới thành lập…
Với những kết luận trên, doanh nghiệp và công ty có thể tìm ra những hướng hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn để có lợi nhuận, cải thiện được chỉ số này.
4. Cách thức đánh giá chỉ số hoạt động qua chỉ số ROS
Như đã nói ở trên, với chỉ số ROS, công ty và doanh nghiệp có thể nhìn nhận tình hình hoạt động của mình. Tuy nhiên, không phải lúc nào ROS dương cũng có nghĩa là công ty hoạt động tốt, và không phải lúc nào ROS âm cũng có nghĩa là công ty hoạt động không hiệu quả. Vậy cách đánh giá chỉ số hoạt động qua chỉ số ROS là gì?
Khi ROS tăng, một điều chắc chắn mà bạn sẽ nhận thấy được đó là việc doanh nghiệp sử dụng hiệu quả chi phí. Trong đó bao gồm cả những chi phí được tạo ra từ tài sản của doanh nghiệp.
Vì lý do này, khi phân tích ROS cần phải kết hợp phân tích chỉ tiêu nghiên cứu về khả năng sinh lời của doanh nghiệp khác như ROE và ROA để có một cái nhìn bao quát và khách quan hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Thêm vào đó, nếu muốn đánh giá được xu hướng của chỉ số ROS của doanh nghiệp tốt thì cần phân tích trong khoảng thời gian đủ dài (so sánh các kỳ với nhau, từ 3 đến 5 năm), cũng như so sánh với ROS của trung bình ngành, so sánh với chỉ tiêu ROS kế hoạch của doanh nghiệp,…
5. Chỉ số ROS bao nhiêu là tốt?
Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có thước đo của ROS khác nhau, vì vậy chúng ta chỉ có thể đánh giá qua chỉ số tốt hơn mức trung bình của ngành mà không thể so sánh các ngành chung với nhau. Vì lý do này, mỗi mức chỉ số ROS nhận được thì lại có một cách nhìn khác về tình hình hoạt động của công ty và doanh nghiệp.
Nhìn chung, nếu đánh giá chỉ số ROS một cách độc lập (tức là không kết hợp đánh giá cả ROE và ROA) thì khi ROS > 10% tức là công ty đang hoạt động vững mạnh.
6. Những lưu ý để cải thiện chỉ số ROS trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Với những ý nghĩa mà ROS mang lại, bạn cũng sẽ thắc mắc liệu cách thức để cải thiện chỉ số ROS là gì. Câu trả lời là bạn cần chú ý quan tâm đến một vài những yếu tố chủ quan như:
- Đẩy mạnh doanh thu
- Chu kỳ sống của sản phẩm
- Kiểm soát tốt chi phí
Ngoài ra, bạn cũng cần quan tâm đến những yếu tố liên quan đến người mua như thu nhập của người mua, nhu cầu mua sản phẩm,… và các yếu tố liên quan đến đối thủ (giá, độ đa dạng,…). Với việc quan tâm đến những yếu tố này, bạn sẽ có thể dễ dàng kiểm soát được chỉ số ROS, từ đó đẩy mạnh được chỉ số hoạt động của công ty.
7. Mối quan hệ giữa ROS, ROA, và ROE
Như đã nói trên, để đánh giá được hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta cần kết hợp với việc đánh giá các chỉ số ROE và ROA. Vậy mối quan hệ giữa ROA, ROE và ROS là gì?
Trước hết, để biết được những định nghĩa này liên quan đến nhau như thế nào, bạn cần biết về định nghĩa của ROA và ROE:
- ROA là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, thể hiện mối quan hệ giữa mức sinh lợi của công ty so với chính tài sản của nó. Dựa vào đây, ta có thể biết được hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để thu lợi nhuận.
- ROE là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (lợi nhuận trên vốn). Chỉ số ROE thể hiện mức độ hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp.
Cả 3 chỉ số này đều nhằm mục đích là để kiểm tra xem công ty và doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không. Trong đó, ROS được tính dựa trên hoạt động kinh doanh còn ROE và ROA sẽ được lấy từ bảng cân đối kế toán. Tỉ số ROS tăng cũng sẽ giúp ROA tăng trưởng. Còn nếu như ROS giảm thì tỷ số ROA cũng giảm, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp quản lý chi phí chưa đạt hiệu quả.
Lời kết
Ắt hẳn sau bài đăng này, bạn đã có thêm rất nhiều những kiến thức bỏ túi cho mình xoay quanh vấn đề ROS là gì. Đây là một chỉ số vô cùng quan trọng đối với các công ty và doanh nghiệp đang hoạt động.