COO là gì? Chi tiết về vai trò, quyền, trách nhiệm của COO

COO là một từ viết tắt của một chức danh ở trong một công ty hay một doanh nghiệp. Và đây là một chức năng có thể nhiều người đã từng nghe qua rồi đúng không. Nhưng chắc hẳn nếu nói về tên viết tắt của một chức danh thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến CEO, chức danh rất quen thuộc với mọi người.

Mà sẽ ít người biết đến COO là gì phải không. Vì vậy trong bài viết này, nhà hàng Sen Hồ Tây sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật kiến thức liên quan COO, một vị trí quan trọng trong một tổ chức.



COO

Tìm hiểu COO là gì

COO tên đầy đủ trong tiếng anh là Chief Operating Officer được dịch ra tiếng Việt có nghĩa là Giám đốc vận hành. Đây là người có nhiệm vụ vận hành bộ máy tổ chức của doanh nghiệp với vai trò thiết kế cấu trúc doanh nghiệp, thiết lập các chính sách, văn hóa và tầm nhìn cho doanh nghiệp.



Giám đốc vận hành quản lý sự hiệu quả các đội nhóm thực thi các chính sách hay chiến lược của doanh nghiệp. Thông thường, COO báo cáo trực tiếp cho giám đốc điều hành CEO. Và COO được coi là chỉ huy thứ hai sau CEO. Trong một số tập đoàn, COO còn được gọi là phó chủ tịch điều hành.

Vai trò của COO

Vai trò của COO thay đổi rất nhiều từ ngành này sang ngành khác và thậm chí từ công ty này sang công ty khác, điều này gây khó khăn cho việc cung cấp danh sách các nhiệm vụ ngắn gọn của một COO.



Mặc dù không phải là một danh sách đầy đủ, dưới đây là một số ví dụ về trách nhiệm của một COO.

  • Giám sát các hoạt động hàng ngày và thông báo cho CEO về các sự kiện quan trọng
  • Tạo chiến lược và chính sách hoạt động.
  • Thực hiện các chiến lược do CEO đề xuất
  • Thúc đẩy sự liên kết của nhân viên với các mục tiêu của công ty
  • Giám sát quản lý nguồn nhân lực.
  • COO cũng có thể chịu trách nhiệm sản xuất, nghiên cứu và phát triển và thậm chí là tiếp thị.

Quyền và trách nhiệm, nhiệm vụ của một COO

Để nói về quyền và trách nhiệm, nhiệm vụ của Chief Operating Officer, sau khi nghiên cứu, quan sát và tìm tòi các tư liệu, tôi xin trình bày cho bạn đọc một dạng tóm tắt các quyền và trách nhiệm của COO như sau:

Quyền của Chief Operating Officer

Trong các tổ chức, doanh nghiệp, COO có quyền tự lên kế hoạch, đưa ra ý kiến và có quyền phủ quyết đồng thời được sát hạch về tình trạng hoàn thành nhiệm vụ của các nhân viên cấp dưới, chỉ đạo và sát hạch quản lý của bộ phận cấp dưới đồng thời đưa ra các quyết định của tổng giám đốc.

Trách nhiệm của Chief Operating Officer

COO có trách nhiệm phải tổ chức và điều hành các công việc thực thi chiến lược để đảm bảo công việc được tiến hành đúng theo tiến độ kế hoạch và đạt được hiệu quả kế hoạch.

Thêm vào đó, COO đồng thời chịu trách nhiệm trong việc thúc đẩy các chương trình kế hoạch, chiến lược giúp cho doanh nghiệp có được một bản kế hoạch ngắn và dài hạn tốt nhất, tạo tiền đề giúp doanh nghiệp đi đúng theo định hướng và tiến trình phát triển của xã hội, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp mang về doanh thu và lợi nhuận.

Ngoài ra, COO còn phải có trách nhiệm cực kỳ đặc biệt và vô cùng quan trọng đó là chịu trách nhiệm về mặt pháp lý ở lĩnh vực kinh tế và hành chính. Nếu như trong trường hợp, các thông tin của doanh nghiệp bị điều tra và có sai lệch nghiêm trọng, COO phải hoàn toàn chịu mọi tổn thất mà công ty gặp phải.

Nhiệm vụ của Chief Operating Officer

COO có nhiệm vụ xây dựng các quy tắc kinh doanh đồng thời lên kế hoạch làm việc và các quy định làm việc tiêu chuẩn cho doanh nghiệp nhằm phục vụ mục đích giúp doanh nghiệp được vận hành hiệu quả.

Ngoài ra, một COO sẽ phải có khả năng cung cấp các số liệu và báo cáo các nghiên cứu của mình phục vụ cho những chính sách quan trọng của doanh nghiệp thông qua việc phân tích, dự đoán các tình hình kinh doanh của công ty. COO cũng sẽ chịu trách nhiệm trong việc chỉ đạo nhân viên tiến hành thực hiện các chiến lược, kế hoạch của doanh nghiệp, các phương án dự toán đầu tư kinh doanh được phê chuẩn.

COO cũng cần phải có khả năng theo sát các biến động của thị trường để tìm ra xu hướng tiêu dùng của khách hàng trong và ngoài nước làm căn cứ, cơ sở đưa ra các kiến nghị áp dụng các phương pháp công nghệ trình lên cấp trên.

Thêm vào đó, COO có nhiệm vụ theo dõi, quan sát tiến trình làm việc của nhân viên cấp dưới để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên, tìm ra các chính sách, giải pháp tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực đồng thời đưa ra các chế độ thưởng phạt hợp lý cho nhân viên nhằm tạo năng suất, hiệu quả làm việc của nhân viên cấp dưới trở nên tốt hơn. Cuối cùng là điều tất yếu, COO sẽ có nhiệm vụ phải hoàn thành mọi công việc mà tổng giám đốc giao phó.

Tiêu chuẩn để trở thành một COO

Để được xem xét cho vị trí COO, người ta cần sự kết hợp giữa giáo dục và kinh nghiệm quan trọng. Yêu cầu giáo dục tối thiểu là bằng cử nhân kinh doanh hoặc một môn học liên quan, nhưng nhiều tổ chức thích thuê người có bằng MBA .

Ngoài ra, một COO thường cần kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực mà công ty hoạt động và thường xuyên, ít nhất khoảng 15 năm.

Vì COO chịu trách nhiệm chỉ đạo công việc của các phòng ban và nhân sự bên dưới, vị trí COO thường đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo vượt trội cũng như khả năng tiếp cận các tình huống theo quan điểm sáng tạo.

Tố chất để trở thành một Chief Operating Officer giỏi

Để có thể trở thành một Chief Operating Officer là một điều vô cùng khó. Muốn trở thành một Chief Operating Officer bạn cần có những tố chất và đạt được những yêu cầu dưới đây!

Có khả năng lãnh đạo

Tất nhiên rồi! COO hiện nay tại Việt Nam, thường nắm giữ vị trí phó tổng giám đốc, nếu không có khả năng lãnh đạo làm sao bạn có thể điều hành cả một tổ chức theo định hướng phát triển của công ty, làm sao có thể giúp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nếu không có tố chất lãnh đạo?

Chính vì vậy, để có thể trở thành một COO, tố chất lãnh đạo là vô cùng cần thiết, chính vì vậy muốn trở thành một Chief Operating Officer hãy rèn luyện khả năng lãnh đạo của bản thân theo hướng đúng đắn và tích cực nhất để ngày một hoàn thiện phẩm chất không thể thiếu của một COO nhé!

Có tư duy hoạch định chiến lược

Như đã đề cập ở phần trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của một Chief Operating Officer chúng ta cũng biết rằng việc hoạch định chiến lược là một trong những trách nhiệm và nghĩa vụ cực kỳ quan trọng mà COO phải làm.

Nếu không hoạch định chiến lược một cách hiệu quả và đúng đắn sẽ khiến doanh nghiệp đi sai định hướng, đi sai xu thế hoạt động của thế giới dẫn đến nhiều hậu quả lớn và trong số đó có thể khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản.

Chính vì vậy, dù bạn giỏi khả năng lãnh đạo đến đâu mà bạn không có tư duy hoạch định chiến lược thì doanh nghiệp cũng không thể tin tưởng giao trách nhiệm của COO cho bạn!

Có khả năng ra quyết định

Tất nhiên rồi, nếu trở thành một người đứng ở vị trí COO, bạn phải có khả năng ra quyết định đúng đắn, chính xác và kịp thời để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi, không bị trì trệ ảnh hưởng đến hiệu suất và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Có khả năng quản lý tài chính

Theo những thông tin ở phần trên đã đề cập, COO sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý ở lĩnh vực kinh tế và hành chính.

Nếu như trong trường hợp, các thông tin của doanh nghiệp bị điều tra và có sai lệch nghiêm trọng, COO phải hoàn toàn chịu mọi tổn thất mà công ty gặp phải.

Chính vì vậy, khả năng quản lý tài chính tốt sẽ giúp COO tránh được những rắc rối và rủi ro không đáng có.

Lời kết

Trên đây là bài viết về chủ đề “COO là gì” của Sen Tây Hồ. Mong rằng sẽ là một bài viết hữu ích cho bạn đọc. Giúp bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích làm giàu thêm vốn kiến thức của bản thân. Chúc bạn thành công!