CPR là gì? Những kiến thức cần biết về kỹ năng CPR mới nhất

CPR là một thuật ngữ quan trọng được dùng phổ biến trong lĩnh vực y tế, cụ thể là cứu hộ, cứu nạn. Đây là một kỹ năng quan trọng, có thể dùng được cho nhiều trường hợp khẩn cấp như bị đau tim, đuối nước…Bạn đã biết chính xác CPR là gì chưa. Tất cả sẽ có trong bài viết hôm nay của Sen Tây Hồ. Theo dõi bài viết để biết nhé.

cpr



Tìm hiểu CPR là gì?

CPR là từ viết tắt của Cardio Pulmonary Resuscitation, còn được gọi là hồi sinh tim phổi. Đây là một kỹ thuật cứu sinh hữu ích có thể áp dụng trong nhiều tình huống khẩn cấp như cấp cứu, đuối nước, nạn nhân ngừng thở hoặc ngừng tim tạm thời.

Khi tim ngừng đập, các tế bào trong cơ thể sẽ thiếu oxy, thiếu máu. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời rất dễ gây ra tổn thương não không thể hồi phục. Vì thế việc trang bị những kỹ năng CPR là vô cùng cần thiết.



Hồi sức tim phổi CPR bao gồm các kỹ thuật như hà hơi thổi ngạt bằng miệng, bóp tim ngoài lồng ngực, được thực hiện nhằm mục đích cung cấp oxy cho cơ thể nạn nhân trước khi bộ phận y tế đến xử lý. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng kỹ thuật CPR bạn nên chú ý một số yếu tố như sau:

  • Nếu chưa từng học qua CPR: Nếu chưa từng học qua CPR bạn vẫn có thể thực hiện kỹ năng này thay vì đứng nhìn nạn nhân. Hãy dùng CPR bằng tay thông qua việc nhấn ngực nạn nhân 100 lần mỗi phút. Không cần cố gắng hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân.
  • Nếu bạn tự tin với kỹ năng CPR của mình, hãy bắt đầu bằng việc nhấn ngực. Nhấn ngực liên tục 30 lần trước khi kiểm soát đường thở và thở cho nạn nhân.
  • Nếu bạn chưa tự tin với kỹ năng này bạn chỉ cần nhấn ngực 100 lần mỗi phút.

Thứ tự thực hiện kĩ năng CPR

Compression: nhấn ngực

Kỹ thuật này nên được thực hiện đầu tiên để khôi phục lưu thông máu cho cơ thể. Bạn nên thực hiện theo các bước sau:



  • Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt cứng
  • Quỳ bên cạnh cổ và vai của nạn nhân
  • Đặt phần giữa bàn tay và cổ tay lên rãnh ngực của nạn nhân. Đặt bàn tay còn lại nên bàn tay đầu tiên. Giữ khuỷu tay thẳng, sử dụng trọng lực của cơ thể để nhấn ngực nạn nhân xuống ít nhất 5cm, tốc độ 100 lần/phút.

Airway: đường thở

Kỹ năng này được thực hiện với tác dụng làm thông đường thở. Sau khi thực hiện bước nhấn ngực đầu tiên, hãy làm thông đường thở cho nạn nhân. Đặt lòng bàn tay của bạn lên trán nạn nhân, nhẹ nhàng ngửa đầu ra sau, dùng tay còn lại nhẹ nhàng nhấc cằm về phía trước để mở đường thở.

Bạn phải vừa thực hiện vừa quan sát xem nạn nhân có chuyển động được hay không, lắng nghe hơi thở và cảm nhận hơi thở của người đó. Nếu nạn nhân không thở bình thường được thì hãy bắt đầu kỹ năng hà hơi thổi ngạt, miệng áp miệng. Tuy nhiên nếu chưa được đào tạo thì hãy bỏ qua bước này và tiếp tục thực hiện nhấn ngực.

Breathing: thở

Kỹ thuật thở cho nạn nhân có thể thực hiện bằng cách thở miệng áp miệng, hoặc miệng áp mũi trong trường hợp cách đầu tiên không thực hiện được. Khi đường thẳng đã được khai thông ở bước trên, thực hiện bịt hai lỗ mũi nạn nhân, dùng miệng lấp kín miệng của nạn nhân để không khí không bị thoát ra ngoài, bắt đầu thổi hơi thở và quan sát xem ngực nạn nhân có chuyển động hay không. Nếu có chuyển động thì bắt đầu thổi hơi thở thứ hai, trong trường hợp ngực không có chuyển động, cần phải khai thông đường thở trước rồi mới thực hiện thổi tiếp hơi thở.

Một số chú ý khi thực hiện kỹ năng CPR cho trẻ nhỏ

Trẻ nhỏ ở đây dưới 1 đến 8 tuổi, các bước thực hiện có phần tương tự như người lớn, nhưng cần chú ý đến một số yếu tố sau:

  • Thực hiện năm chu kì nhấn ngực và thổi hơi thở
  • Bước nhấn ngực nên thực hiện bằng một tay, vì lực người lớn tạo ra lớn, quá sức chịu đựng của trẻ.
  • Thổi hơi nhẹ nhàng
  • Áp dụng 30 lần nhấn ngực rồi thổi hơi thở một lần. Thực hiện chu kỳ này lặp lại nhiều lần cho đến khi nạn nhân có dấu hiệu hô hấp.
  • Trong trường hợp sử dụng kỹ thuật CPR cho trẻ, bạn vẫn phải liên tục gọi 911 để được hỗ trợ và tới nơi kịp thời.

Khi nào cần thực hiện CPR?

CPR cần thực hiện càng sớm càng tốt mới có thể nâng cao khả năng cứu sống nạn nhân. Tuy nhiên trước khi thực hiện công tác này, bạn cần phải kiểm tra ngoại cảnh đã đảm bảo an toàn hay chưa.

Nếu nạn nhân là người lớn, bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng nhẹ vai hoặc hỏi thăm phản ứng. Tiến hành quan sát đồng tử, quan sát hơi thở và lồng ngực xem có di động hay không. Trong trường hợp nạn nhân không có phản ứng cần nhanh chóng gọi sự giúp đỡ trước khi thực hiện CPR.

Lời kết

Trên đây là bài viết chi tiết về CPR của Sen Tây Hồ. Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về kỹ năng sinh tồn CPR. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!