Critical Thinking là gì? Kiến thức chi tiết về Critical thinking

Critical Thinking hiện nay đang là một cách mới nói về khả năng tư duy của con người, một kỹ năng mềm rất quan trọng và được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực giáo dục trên toàn thế giới hiện nay. Vậy chính xác Critical Thinking được hiểu nghĩa là gì? Tầm quan trọng của critical thinking như thế nào? Tất cả sẽ có được nhà hàng Sen Tây Hồ giải đáp chi tiết, cụ thể trong bài viết dưới đây. Cùng theo dõi nhé!

critical-thinking



Khái niệm Critical Thinking là gì?

Critical thinking còn được gọi là tư duy phản biện. Đây là quá trình phân tích, đánh giá, chất vấn các giả định hoặc giả thiết, từ đó bạn có thể hình thành cách suy nghĩ và đưa ra quan điểm khi đứng trước một vấn đề nào đó.

Critical thinking bao gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo cách nhìn khác cho vấn đề đặt ra, nhằm mục đích khẳng định tính chính xác của vấn đề.



Những lập luận trong critical thinking phải phản biện rõ ràng, có tính logic và đầy đủ bằng chứng, tỉ mỉ và sự công tâm.

Theo nghiên cứu gần đây cho thấy, những người làm giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng, trường học nên tập trung hơn vào việc dạy học sinh cách critical thinking thay vì sự tiếp nhận thông tin và duy trì thông tin một thụ động, nhàm chán.



Trang bị kỹ năng tư duy phản biện sẽ giúp giới trẻ trở nên năng động hơn, làm việc có hiệu quả hơn, kết quả có sự chính xác cao.

Tầm quan trọng của critical thinking

Critical thinking (tư duy phản biện) được xem là một trong những kỹ năng quan trọng và không thể thiếu trong hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề trong cuộc sống. Tư duy phản biện giúp con người có thể nâng cao về kỹ năng lập luận một cách rõ ràng và đa chiều. Vấn đề này được thể hiện rõ nhất trong giáo dục, nghiên cứu, quản lý và tài chính, pháp lý.

Đóng vài trò quan trọng của nền kinh tế tri thức mới

Tư duy phản biện (critical thinking) đóng vai trò quan trọng trong sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ nền kinh tế tri thức mới.

Bởi hiện nay, nền kinh tế tri thức mới đều đang được áp dụng và vận hành bởi công nghệ tiên tiến, do đó cần phải có tư duy thật linh hoạt, sáng tạo, có khả năng phân tích, đánh giá cũng như tích hợp nhiều thông tin với nhau để có thể giải quyết nhiều vấn đề quan trọng.

Như vậy, việc rèn luyện và nâng cao về tư duy phản biện là điều hết sức cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt là trong bối cảnh môi trường cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ hiện nay.

Cải thiện tư duy sáng tạo

Bên cạnh đó, tư duy phản biện cũng giúp trong việc cải thiện tư duy về sáng tạo, tìm tòi được nhiều giải pháp mới lạ để giải quyết các vấn đề cũng như đưa ra được các ý tưởng mới, điều chỉnh chiến lược kinh doanh sao cho hiệu quả và phù hợp nhất với doanh nghiệp khi cần thiết.

Tư duy phản biện cũng có vai trò trong việc nhìn nhận và đánh giá về bản thân để con người có thể tự điều chỉnh cuộc sống, công việc sao cho phù hợp, đưa ra được những quyết định đúng đắn và chính xác nhất trong mọi việc.

Tư duy phản biện cũng chính là nền móng của ngành khoa học và xã hội dân chủ bởi đặc trưng của ngành này là luôn yêu cầu phải sử dụng những lập luận chặt chẽ, rõ ràng trong công cuộc nghiên cứu, thí nghiệm, chứng thực những lý thuyết.

Do đó, tư duy phản biện giúp con người có được những suy nghĩ thật sáng suốt về các vấn đề của xã hội, từ đó vượt qua được những định kiến và lan tỏa thông điệp ý nghĩa đến toàn cộng đồng.

Các cấp độ của tư duy phản biện critical thinking

Cấp độ 1. Nói rõ ràng về 1 nội dung cụ thể

Đây là vấn đề mà nhiều cơ quan tổ chức cũng như trường học gặp phải. Trình bày nội dung và lý do khiến cho tất cả các cuộc họp mất nhiều thời gian, nhưng lại không giải quyết được nhiều vấn đề. Trình bày và diễn đạt thông tin không rõ ràng của người nói có thể khiến người nghe khó hiểu và tốn nhiều thời gian để giải thích, phản biện.

Cấp đọ 2: Cấu trúc nói

Critical thinking giúp người nói có thể diễn đạt theo cấu trúc nhất định để người nghe nắm được vấn đề nhanh nhất và tránh mất thời gian để giải thích thêm.

Để đưa ra quan điểm và bảo vệ quan điểm ấy cũng cần diễn đạt theo cấu trúc để người nghe nắm được vấn đề, tránh mất thời gian giải thích thêm. Chẳng hạn khi bạn phát biểu ý kiến ở lớp học bạn sẽ bắt đầu phần trình bày của mình bằng cấu trúc: “Thưa thầy, quan điểm của em về vấn đề là … Lý do em đưa ra nhận định này là …”

Cấp độ 3: Tranh luận cơ bản

Phần tranh luận xuất hiện rất nhiều ở những buổi thuyết trình, hùng biện về một vấn đề nào đó. Việc tranh luận có thể đến thứ hai hoặc nhiều phía, nhằm mục đích phản bác ý kiến ban đầu của người trình bày.

Critical thinking sẽ khuyến khích bạn đưa ra những lập luận và bằng chứng thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình hoặc tiếp thu ý kiến của người đối diện.

Cấp độ 4: Tranh luận hiệu quả

Để cuộc tranh luận diễn ra hiệu quả, có tính xây dựng, tránh trở thành nguyên nhân dẫn đến các cuộc ẩu đả, cãi vã thì bạn phải có khả năng nhận định được các giả thiết ngầm được đặt ra đằng sau những ý kiến phản bác, tư duy logic, nhất quán.

Cấp độ 5: Thực hành thường xuyên

Luyện tập kỹ năng tư duy phản biện critical thinking sẽ giúp bạn có tư duy logic nhất định,có khả năng đánh giá về một vấn đề hay lĩnh vực nào đó. Bạn có thể luyện tập trong lớp học hoặc trong công việc để nâng cao khả năng critical thinking của mình.

Cấp độ 6: Critical thinking hiệu quả

Khi đáp ứng đủ những cấp độ trên, đến giai đoạn này trình độ của bạn đã có sự tiến bộ vượt bậc. Bạn đã có đầy đủ các tố chất về công bằng, cần đảm, chính trực, khiêm tốn, cảm thông và sự bền bỉ.

Cách rèn luyện critical thinking hiệu quả

Sơ đồ tư duy là một trong những công cụ hữu hiệu trong việc tổ chức và đánh giá thông tin. Kỹ năng này giúp bạn định vị luận điểm và luận cứ một cách rõ ràng. Khi thu nhận thông tin, hãy cố gắng tìm hiểu những nội dung thông tin đó về ai, về điều gì, có liên quan đến lĩnh vực gì, vấn đề nào. Dựa vào những kiến thức cơ sở khoa học, logic để đưa ra những mối tương quan và sự kết luận.

Tạo lập các sơ đồ tư duy

Sơ đồ tư duy có thể xem là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để con người có thể chắt lọc được những thông tin cũng như những quan điểm quan trọng, cần thiết nhất.

Điều đặc biệt đối với sơ đồ tư duy chính là bạn có thể thấy được toàn bộ hệ thống tư duy một cách logic và hiệu quả hơn, những thông tin đều sẽ được phần chia theo từng tầng để bạn có thể dễ dàng thấy được các điểm quan trọng nhất của vấn đề khi cần đến.

Cần có kỹ năng tránh thiên vị

Một vấn đề cần lưu ý chính là cảm tính không nên xuất hiện trong critical thinking. Con người vẫn thường có tính thiên vị nhưng đôi khi cần phải học cách né tránh nó. Và bạn có thể rèn luyện điều đó qua một số cách như sau:

– Hãy thay đổi những câu hỏi mang hơi hướng cá nhân thành những câu hỏi dạng chung. Ví dụ như thay vì hỏi câu “Điều đó liệu có mang lại lợi ích cho tôi hay không?” thì có thể hỏi là “Điều đó có ý nghĩa gì?”.

– Hãy thực hiện việc đánh giá sự việc thay vì phán xét chúng.

– Biết chấp nhận những quan điểm không đúng của bản thân, tiếp nhận những thông tin một cách chủ động và thay đổi chúng sao cho phù hợp nhất.

– Hãy biết lắng nghe, đồng thời phân tích những quan điểm của người khác một cách khách quan nhất.

– Điều quan trọng nhất ở đây chính là hãy loại bỏ cái tôi của bản thân, đừng bao giờ để trong đầu tư tưởng phủ nhận ngay lập tức những ý kiến của người khác. Hãy biết cách nhìn nhận các vấn đề dựa trên sự khách quan và chấp nhận sự đúng đắn của các quan điểm đó.

Rèn luyện khả năng lập luận thật logic

Để rèn luyện tư duy phản biện bạn cũng cần phải rèn luyện khả năng lập luận logic, kết nối toàn bộ những thông tin lại một cách khoa học và rõ ràng, dễ hiểu nhất.

Việc lập luận logic cần phải đảm bảo dựa trên những bằng chứng xác thực, những dẫn chứng thật cụ thể và có tính thuyết phục.

Quan trọng là những lập luận cần phải mang người nghe đến với các vấn đề và phải giải quyết được các vấn đề đó.

Nếu như bạn có khả năng đưa ra những đáp án cho câu hỏi mà không thể giải thích được đáp án đó thì chưa phải là khả năng lập luận logic.

Thường xuyên tìm hiểu và thu thập thông tin

Tất cả mọi cơ sở của tư duy phản biện đều phải được dựa trên những thông tin chính xác và đúng đắn nhất.

Do đó, để có được những tư duy phản biện và đưa ra cách giải quyết vấn đề một cách thuyết phục nhất thì bạn cần phải có đầy đủ thông tin và chuyên môn về những vấn đề đó.

Toàn bộ những luận cứ và các dẫn chứng phải thật cụ thể và mang tính thực tế thì mới có thể thuyết phục được mọi người và tìm ra được giải pháp tối ưu cho vấn đề đang được đặt ra.

Luôn thắc mắc để hoàn hảo hơn

Người ta vẫn thường nói: “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”. Do đó, đối với những vấn đề bạn không biết, hoàn toàn có thể thắc mắc.

Người ta sẽ không đánh giá năng lực thật sự của bạn thông qua một vài câu hỏi.

Việc thắc mắc và nhận lại những câu trả lời thỏa đáng sẽ giúp bạn có được thêm thông tin, kiến thức về các lĩnh vực trong đời sống, thậm chí có thể nhờ đó mà áp dụng và mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Để có được tư duy phản biện thì việc tiếp nhận thêm thông tin cũng là điều cần thiết.

Lời kết

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Sen Tây Hồ, các bạn đã hiểu và nắm rõ về critical thinking là gì và cách để có thể rèn luyện được tư duy phản biện.

Từ đó có thêm cho mình một kỹ năng mới và áp dụng phù hợp vào công việc, mang lại hiệu quả và thành công nhé. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!