CSC là gì? Chi tiết về ý nghĩa và vai trò của CSC mới nhất

CSC là một trong những thuật ngữ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực ngân hàng, liên quan đến các loại thẻ. Và nó cũng là trong một thuật ngữ quan trọng liên quan tới thẻ tín dụng.

Hiện nay, cuộc sống cùng với công nghệ ngày càng phát triển thì mọi người dùng thẻ ngân hàng cũng sẽ thường xuyên hơn bởi vì sự tiện lợi mà nó mang lại là rất đáng kể. Đặc biệt là thẻ tín dụng. Nếu bạn sử dụng thẻ tín dụng mà không biết CSC là gì thì quả thực rất đáng lo. Vì vậy trong bài viết hôm nay, nhà hàng Sen Tây Hồ sẽ chia sẻ đến bạn tất cả kiến thức bổ ích liên quan đến CSC. Cùng theo dõi bài viết để biết nhé.



csc

Chính xác CSC là gì trên thẻ ngân hàng

Mã xác minh thẻ (tiếng Anh: Card Security Code; viết tắt: CSC) được sử dụng để tăng tính bảo mật cho thẻ thanh toán. Đó là một dãy chữ số bao gồm 3 đến 4 số được in trên mặt trước hoặc sau của chiếc thẻ tín dụng.



CSC là một dãy gồm 3-4 chữ số được in ở mặt trước hoặc sau của thẻ thanh toán. Thông thường mã xác minh thẻ được in chìm chứ không được in nổi như số tài khoản thẻ tín dụng.

Mỗi mạng lưới thanh toán đều có cách gọi khác nhau về thuật ngữ này. Ví dụ: MasterCard gọi các con số này là “Card Validation Code” (CVC), Visa gọi Card Verification Value (CVV), còn American Express thì đặt tên là Card Identification Number (CID).



Thẻ American Express có mã xác minh thẻ là một dãy số gồm 4 chữ số được in ở mặt trước hoặc sau thẻ, trong dãy số số tài khoản thẻ luôn được in nổi trên mặt trước của thẻ. Nếu mã xác minh thẻ được in trên mặt trước của thẻ thì bạn nên hiểu rằng nó không phải là một phần của số tài khoản thẻ Amex của bạn.

Với Visa, MasterCard… mã xác minh thẻ thường được in tại mặt sau của thẻ. Bạn sẽ nhìn thấy nó ở trong hoặc ngay sau dải chữ kí, và nó thường gồm có 3 chữ số.

CSC được tìm thấy ở đâu trên thẻ?

Như đã nói ở trên, dãy số CSC được in ở mặt trước hoặc sau của thẻ. Nếu bạn đang sở hữu một chiếc thẻ American Express thì mã xác minh thẻ được in ở mặt trước, có 4 chữ số và bạn không được nhầm lẫn rằng đó là một phần của số tài khoản của thẻ luôn luôn được in nổi, trong khi CSC được in chìm.

Vị trí mã CSC trên các thẻ

Đối với các loại thẻ như VISA, Master Card,… thì mã CSC được in ở mặt sau của thẻ. Bạn có thể phát hiện ra nó ở trong hoặc ngay sau dải chữ kí, và thường chỉ có 3 chữ số.

Mã CSC có tác dụng gì đối với chủ thẻ?

Hiện nay sử dụng thẻ trong các giao dịch mua bán trực tiếp hay online rất phổ biến. Khi thực hiện giao dịch qua thẻ, bạn chỉ nhớ và điền các thông tin thẻ như chỉ dẫn. Lúc này, người bán hàng không thẻ xác nhận được bạn có phải là chủ tài khoản hay không.

Trong một số trường hợp, nếu chẳng may bạn bị người khác đánh cắp số tài khoản thực hiện giao dịch gian lận, nhưng họ lại không có trong tay mã CSC được in trên chính chiếc thẻ để hoàn tất việc mua hàng. Như vậy, trong trường hợp này, mã CSC có tác dụng bảo vệ chủ thẻ khỏi một số hành vi gian lận.

Một số lưu ý cho chủ thẻ khi thực hiện giao dịch

Việc đánh cắp thông tin tài khoản là một vấn đề đang gây rất nhiều nhức nhối hiện nay. Vì vậy, bạn nên chú ý không nên điền thông tin thẻ khi có nhiều người đang quan sát.

Bên cạnh đó, khi tiến hành mua bán hàng hoá trực tuyến thanh toán qua thẻ thì bạn nên chọn những trang web bán hàng uy tín, đảm bảo an toàn, vì có rất nhiều trang web giả mạo hình thành nhằm mục đích đánh cắp thông tin của bạn.

Ngoài ra, việc sơ ý để mất thẻ, mất số tài khoản cũng như mã xác minh CSC cũng là một nguyên nhân khiến cho bạn không làm gì cũng khiến cho tài khoản mất đến tiền triệu.

Hơn nữa, việc bạn chủ quan thường đưa thẻ cho nhân viên quẹt qua máy POS cũng khiến cho thông tin thẻ của bạn bị lộ ra mà không thể kiểm soát được.

Cách bảo vệ thẻ và mã CSC mà chủ tài khoản cần chú ý

Có rất nhiều cách để chủ thẻ bảo vệ tài khoản của mình, dưới đây là một số cách hiệu quả nhất, xin được chia sẻ với bạn đọc.

Xoá mã số thẻ CSC hoặc làm mờ chúng, chỉ cần đảm bảo sao cho số từ và thẻ chip không bị trầy, xước.

Nên mua bán trao đổi online qua những trang website có giao thức “https://” được mã hóa bảo mật thông tin (ổ khóa màu xanh trên tên miền website). Trước khi giao dịch đừng quên đăng kí dịch vụ Verified by Visa/MasterCard để nhận mã OTP cho 1 lần giao dịch

Khi thực hiện giao dịch không nên đặt trong tầm mắt của thu ngân hoặc nơi có đông người qua lại.

Nếu không may bị mất thẻ, bạn nên nhanh chóng báo cáo lại với ngân hàng để tiến hành khoá thẻ lại.

Đặc biệt, khi giao dịch qua cây ATM hoặc máy POS nên quan sát xem có thiết bị quét dữ liệu hoặc thẻ nhớ hay không, hay camera đặt ở góc khuất nào đó mà bạn không ngờ tới.

Lời kết

Trên đây là những kiến thức cơ bản nhất dành cho những cá nhân thường xuyên dùng thẻ giao dịch. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn được những thông tin bổ ích!!!!