So sánh kim cương và đá CZ (cubiz zirconia): Top 8 điểm so sánh là chủ đề được nhiều người quan tâm do đá CZ (Cubic Zirconia) nổi danh là một trong những loại đá giống kim cương, chỉ xếp sau kim cương Moissanite.Cùng Sen Tây Hồ tìm hiểu chi tiết nhé.
Đối với nhiều người, việc bỏ ra một con số lớn trong ngân sách để chi trả cho một viên kim cương là hành động không mang tính đầu tư nếu như mục đích sử dụng viên đá chỉ để làm trang sức đeo chơi, vậy nên đá CZ là lựa chọn thay thế kim cương hoàn hảo mà vẫn đem lại vẻ đẹp cho món trang sức.
So sánh kim cương và đá CZ (cubic zirconia) với 8 điểm khác biệt chính bao gồm: nguồn gốc, độ bền, màu sắc, độ tinh khiết, độ tán sắc, chỉ số khúc xạ, trọng lượng riêng và giá thành.
Mục lục
- 1 So sánh kim cương và đá CZ: nguồn gốc
- 2 So sánh kim cương và đá CZ: độ bền
- 3 So sánh kim cương và đá CZ: màu sắc (Color)
- 4 So sánh kim cương và đá CZ: so sánh độ tinh khiết (Clarity)
- 5 So sánh kim cương và đá CZ: độ tán sắc (Dispersion)
- 6 So sánh kim cương và đá CZ: chỉ số khúc xạ (Refractive index – RI)
- 7 So sánh kim cương và đá CZ: trọng lượng riêng (Density)
- 8 So sánh kim cương và đá CZ: so sánh giá thành
- 9 Kết luận về so sánh kim cương và đá CZ?
So sánh kim cương và đá CZ: nguồn gốc
Kim cương hiện nay gồm có kim cương tự nhiên và kim cương nhân tạo. Về mặt hóa học, quan học và thị giác thì hai loại kim cương này không có gì khác biệt về mặt cấu tạo nhưng giá trị của kim cương tự nhiên sẽ cao hơn đáng kể do độ quý hiếm.
Đá CZ mang tính chất giống với kim cương nhân tạo vì loại đá này hầu như được nuôi cấy hoàn toàn trong phòng thí nghiệm do đá CZ tự nhiên cực kì quý hiếm. Tuy nhiên, đá CZ chỉ có vẻ ngoài giống kim cương vì thành phần cấu tạo của kim cương là cacbon trong khi CZ được tạo thành từ oxit zirconium.
Khi so sánh kim cương và đá CZ ở khía cạnh nguồn gốc, đá CZ có điểm vượt trội là đem đến một lựa chọn bền vững. Vì được tạo ra trong phòng thí nghiệm nên quá trình tạo ra CZ sẽ không xảy ra các xung đột về đạo đức và chính trị như hoạt động khai thác kim cương tự nhiên.
So sánh kim cương và đá CZ: độ bền
Đây là một trong các tiêu chí rõ ràng nhất để so sánh kim cương và đá CZ. Kim cương được coi là vật liệu tự nhiên cứng nhất trên thế giới, với điểm 10 trên thang độ cứng Mohs. Trong khi đó, đá CZ đạt từ 8.0 đến 8.5 điểm.
Điều này có nghĩa là kim cương cực kỳ bền và chỉ bị trầy xước hoặc sứt mẻ bởi một viên kim cương khác. Vì thế, bên cạnh vẻ đẹp độc nhất, kim cương có độ bền phù hợp với bất kỳ thiết kế trang sức đá quý nào, đặc biệt là nhẫn cưới hoặc nhẫn cầu hôn và chỉ cần cách bảo quản tối giản để giữ cho viên đá luôn lấp lánh.
Với 8 – 8.5 trên thang điểm Mohs, CZ vẫn được đánh giá là loại đá quý bền nhưng chúng dễ bị trầy xước và hư hỏng hơn nhiều so với kim cương. Ngoài ra, đá CZ có thể bị vẩn đục theo thời gian và bạn cần làm sạch đá CZ thường xuyên để duy trì độ sáng và độ bóng. Đôi khi, bạn có thể phải mang viên đá đến tiệm kim hoàn để làm sạch hoặc thậm chí cần mua một viên CZ mới.
Kết luận: khi so sánh kim cương và đá CZ ở khía cạnh độ bền thì kim cương là một lựa chọn tốt hơn đá CZ. Trang sức kim cương của bạn sẽ tồn tại lâu hơn nhiều so với trang sức đá CZ.
So sánh kim cương và đá CZ: màu sắc (Color)
Những viên kim cương không màu được lựa chọn và đánh giá theo yếu tố Color trong tiêu chuẩn 4C: thang điểm D (hoàn toàn không màu) và dần xuống Z (ánh vàng). Trong thang điểm này, những viên kim cương hạng D cực kỳ khan hiếm và có giá thành cao. Vẻ đẹp và giá trị của kim cương sẽ thấp dần khi thang điểm đi về phía Z.
Vì là loại đá nhân tạo nên chất lượng của đá CZ sẽ được kiểm soát trong suốt quá trình sản xuất. Đá CZ trên thị trường hầu luôn luôn không màu, đạt được thang điểm D của kim cương. Để được tung ra trên thị trường, những viên CZ này phải đạt được chất lượng của một viên kim cương đẹp nhất.
Đặt lên bàn cân so sánh kim cương và đá CZ thì có thể thấy cả kim cương và đá CZ đều có các màu sắc nổi bật khác. Những kim cương không màu tự nhiên (đặc biệt là kim cương đỏ, kim cương hồng, kim cương đen, kim cương vàng hay kim cương xanh) cực kỳ đắt đỏ trong khi đá CZ màu có giá cả rất vừa phải.
Bên trái là viên kim cương không màu ánh vàng và bên phải là viên kim cương không màu ở cấp độ cao nhất
Đá CZ thường đạt đến cấp độ không màu như viên kim cương bên phải.
So sánh kim cương và đá CZ: so sánh độ tinh khiết (Clarity)
Đối với kim cương không màu, độ tinh khiết là yếu tố cực kì quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của viên đá. Kim cương có nhiều cấp bậc độ tinh khiết khác nhau, từ cao nhất là Flawless (Hoàn mỹ) đến các thang điểm chất lượng Included (chứa tạp chất).
Kim cương thuộc cấp Flawless sẽ có giá thành cao nhất vì chứng là những viên kim cương đẹp hiếm có. Hầu hết kim cương thường chứa tạp chất, ngay cả những viên thuộc Flawless cũng có thể có những hạt tạp chất nhỏ bên trong.
Mặt khác, đá Zirconia luôn có độ tinh khiết tuyệt vời và hầu như luôn hoàn mỹ. Trên thực tế, đây là yếu tố chính mà các thợ kim hoàn dùng để phân biệt khi so sánh kim cương và đá CZ – bởi CZ sẽ không có tạp chất. Những tạp chất nhỏ trong viên kim cương là đặc điểm xác định danh tính của viên đá, vì không có viên kim cương tự nhiên nào là hoàn hảo.
Đá CZ có độ tinh khiết và độ trong cao hơn nhiều so với đa số kim cương tự nhiên thông thường.
So sánh kim cương và đá CZ: độ tán sắc (Dispersion)
Độ tán sắc liên quan đến độ rực lửa mà viên đá có được, là cách viên đá phản chiếu ánh sáng thành các màu sắc trong quang phổ cầu vồng. Đây là yếu tố khiến một viên đá trở nên lấp lánh và tỏa ra vẻ sáng chói đặc trưng của chúng.
Kim cương có vẻ ngoài lấp lánh với khả năng tán sắc ánh sáng được đánh giá cao, có tỷ lệ tán sắc là 0.044.
Mặc khác, đá CZ có mức độ phân tán cao hơn, ở mức 0.066. Đặc điểm này mang đến hiệu ứng cầu vồng cho CZ khi ánh sáng chiếu qua viên đá. Hiệu ứng cầu vồng đôi và độ tán sắc đôi khi thể hiện không rõ ở những viên đá nhỏ nhưng độ tán sắc càng được thể hiện rõ khi kích thước và trọng lượng carat của đá CZ tăng lên.
Đây là là một nét khác biệt dễ nhận thấy khi so sánh kim cương và đá CZ.
Tuy nhiên, một số người dùng sẽ không thích ánh sáng chói của đá CZ vì viên đá lấp lánh rất nhiều màu sắc khác nhau. Do đó nhiều món trang sức thường sử dụng những viên đá CZ nhỏ hơn vì chúng không có hiệu ứng cầu vồng rõ rệt mà rất giống với kim cương.
Có thể thấy độ phản chiếu và khúc xạ ánh sáng của kim cương (bên trái) và đá CZ (bên phải) cho ra những gam màu và độ lấp lánh khác nhau.
So sánh kim cương và đá CZ: chỉ số khúc xạ (Refractive index – RI)
Chỉ số khúc xạ là góc mà ánh sáng đi vào một viên đá, bị uốn cong và được phản chiếu sẽ tạo ra độ sáng bên trong viên đá. Nhắc tới RI là đề cập đến cách ánh sáng phản chiếu ra khỏi đá quý.
Đá CZ có chỉ số khúc xạ (RI) là 2,15 – 2,18, trong khi RI của kim cương cao hơn ở mức 2,42. Mặc dù cả hai viên đá đều lấp lánh, nhưng một viên kim cương sẽ có độ sáng cao hơn do đá CZ không thể giữ ánh sáng như kim cương.
Độ sáng sâu và tính đồng bộ chính là một trong các nét hấp dẫn vượt thời gian của kim cương.
Kim cương (bên trái) có vẻ đẹp lấp lánh cùng độ sáng phát ra từ sâu bên trong viên đá.
So sánh kim cương và đá CZ: trọng lượng riêng (Density)
Zirconia có trọng lượng riêng cao hơn kim cương nên chúng sẽ nặng hơn kim cương. Điều này có nghĩa là một viên kim cương và một viên đá CZ có cùng kích thước sẽ không có cùng trọng lượng carat. Nói cách khác, một viên CZ 1 carat sẽ có kích thước nhỏ hơn một chút so với viên kim cương 1 carat.
Kích thước kiểu cắt tròn (Round Brilliant)So sánh trọng lượng carat giữa kim cương và đá CZKiểu cắt tròn 1.25 mmKim cương 0.01 carat – đá CZ 0.013 caratKiểu cắt tròn 1.50 mmKim cương 0.015 carat – đá CZ 0.023 caratKiểu cắt tròn 1.75 mmKim cương 0.02 carat – đá CZ 0.037 caratKiểu cắt tròn 2.00 mmKim cương 0.03 carat – đá CZ 0.06 caratKiểu cắt tròn 2.25 mmKim cương 0.04 carat – đá CZ 0.08 caratKiểu cắt tròn 2.50 mmKim cương 0.05 carat – đá CZ 0.10 caratKiểu cắt tròn 2.75 mmKim cương 0.08 carat – đá CZ 0.15 caratKiểu cắt tròn 3.00 mmKim cương 0.11 carat – đá CZ 0.18 caratKiểu cắt tròn 3.50 mmKim cương 0.17 carat – đá CZ 0.29 caratKiểu cắt tròn 4.00 mmKim cương 0.25 carat – đá CZ 0.43 caratKiểu cắt tròn 4.50 mmKim cương 0.36 carat – đá CZ 0.61 caratKiểu cắt tròn 5.00 mmKim cương 0.46 carat – đá CZ 0.79 caratKiểu cắt tròn 5.50 mmKim cương 0.66 carat – đá CZ 1.13 caratKiểu cắt tròn 6.00 mmKim cương 0.84 carat – đá CZ 1.43 caratKiểu cắt tròn 6.50 mmKim cương 1.03 carat – đá CZ 1.75 caratKiểu cắt tròn 7.00 mmKim cương 1.28 carat – đá CZ 2.17 caratKiểu cắt tròn 7.50 mmKim cương 1.67 carat – đá CZ 2.84 caratKiểu cắt tròn 8.00 mmKim cương 2.04 carat – đá CZ 3.46 caratKiểu cắt tròn 8.50 mmKim cương 2.43 carat – đá CZ 4.13 caratKiểu cắt tròn 9.00 mmKim cương 2.75 carat – đá CZ 4.68 caratKiểu cắt tròn 9.50 mmKim cương 3.35 carat – đá CZ 5.69 caratKiểu cắt tròn 10.00 mmKim cương 3.87 carat – đá CZ 6.58 carat
Cùng kích thước 6.5mm nhưng Cz (bên trái) nặng hơn kim cương (bên phải)
So sánh kim cương và đá CZ: so sánh giá thành
Điểm mạnh lớn nhất của CZ khi so sánh với kim cương là chúng có giá cả phải chăng hơn nhiều. Một viên kim cương màu D có đường cắt xuất sắc, độ tinh khiết hoàn mỹ, 1 carat có thể được bán với giá cao hơn vài trăm đến vài ngàn lần so với một viên đá CZ tương đương. Giá mỗi carat rất khác nhau giữa đá CZ và kim cương khiến cho việc so sánh giá cả hai loại đá này là vô nghĩa.
Khi so sánh kim cương và đá CZ, xét về mặt thương mại, đá CZ thực tế không có giá trị nhiều. Loại đá này thường không được trao đổi thị trường đá quý đã qua sử dụng nên không mang ý nghĩa đầu tư. Mặt khác, kim cương là một loại đá có giá trị lớn và có thể được xem như một khoản đầu tư đáng giá. Kim cương có thể được coi như bảo vật gia truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và thực sự có thể tồn tại mãi mãi.
Do mức giá chênh lệch khá lớn giữa hai loại đá này dẫn đến việc nhiều người bán đánh tráo đá CZ vào và rao bán dưới danh nghĩa kim cương. Để tránh phải việc mua nhầm kim cương giả, bạn hãy chọn nơi mua kim cương uy tín và luôn luôn kiểm tra các giấy chứng nhận kim cương đi kèm (đảm bảo nhất là giấy chứng nhận kim cương GIA).
Kim cương tự nhiên có giá thành cao hơn rất nhiều so với đá CZ.
Kết luận về so sánh kim cương và đá CZ?
Kim cương là một loại đá quý có uy tín và đẳng cấp không thể đánh bại được. Do vậy, một viên CZ dù có chất lượng tốt đến đâu cũng không bao giờ có danh tiếng như việc sở hữu một viên kim cương.
Việc lựa chọn đá CZ hay không phụ thuộc vào lựa chọn mỗi người. Nếu bạn ưu tiên khả năng chi trả và mục đích sử dụng ngắn hạn thì một viên CZ sẽ hợp với bạn hơn. Còn nếu đề cao độ bền, độ sang trọng và sự chú ý, bạn hãy chọn cho mình một viên kim cương chất lượng.