OTC là gì? Điều cần biết về OTC trong lĩnh vực tài chính

OTC là một từ viết tắt trong tiếng Anh, nhưng hiện nay đang được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính, cụ thể là thị trường chứng khoán. Và trong đó, các từ đi kèm với OTC là cổ phiếu OTC hay thị trường OTC là rất phổ biến. Nhưng liệu bạn có biết thực sự biết OTC là gì không? Và những kiến thức liên quan đến nó như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết hôm nay của Sen Tây Hồ. Cùng theo dõi bài viết để biết nhé!

otc



Tìm hiểu OTC là gì?

OTC là viết tắt của Over-The-Counter, là một loại cổ phiếu được phát hành tại các trung tâm giao dịch chứng khoán, tuy nhiên những cổ phiếu này lại chưa được niêm yết trên các sàn giao dịch. Bởi vậy giá cả của cổ phiếu OTC không được công bố rộng rãi trong công chúng.

Không thể phủ nhận được những lợi nhuận và cổ phiếu này mang lại thường cao hơn rất nhiều so với những loại cổ phiếu khác. Nhưng nói đi cũng phải nói lại, OTC chứa đựng rất nhiều rủi ro không thể lường trước được đến cho các nhà đầu tư. Điển hình đó là tính thanh khoản của loại cổ phiếu OTC này thấp hơn so với thị trường giao dịch tập trung.



Thị trường giao dịch loại cổ phiếu OTC được gọi là thị trường OTC, hay còn biết với tên khác đó là thị trường phi tập trung. Thị trường OTC được xây dựng và tổ chức không dựa trên bất kỳ một sàn giao dịch cố định nào cả.

Nó có thể được hình thành tại bất cứ nơi nào có sự xuất hiện nhu cầu giao dịch giữa người mua và người bán. Người bán có thể chào giá cổ phiếu OTC thông qua các phương tiện giao dịch như điện thoại, internet thay vì phải đến ngân hàng để thực hiện giao dịch như trước kia.



Đặc điểm của thị trường OTC

Thị trường OTC với đặc trưng là thị trường phi tập trung cho nên chúng không có địa điểm giao dịch nhất định.

OTC dễ dàng gia nhập vào thị trường bởi địa điểm giao dịch đa dạng, các nhà đầu tư có thể dễ dàng trao đổi thông tin với nhau.

Đối tượng chứng khoán giao dịch là cổ phiếu chưa niêm yết trên sàn chứng khoán

Giá cổ phiếu trong mỗi giao dịch khác nhau cũng có sự khác nhau, do nhà đầu tư trực tiếp thỏa thuận với người mua, chỉ cần có sự đồng ý là giao dịch được tiến hành và không cần khai báo giá rộng rãi.

Thị trường OTC không được công bố rộng rãi giá, do đó ít có tính minh bạch hơn, không phải chịu nhiều quy định như trên các sàn giao dịch đã niêm yết.

Thị trường OTC đem lại lợi nhuận cao cho nhà đầu tư, nhưng đồng thời có tính rủi ro cao hơn thị trường chứng khoán tập trung

OTC được đặt dưới sự quản lý của nhà nước và quản lý môi giới, chủ yếu phát sinh những giao dịch thỏa thuận đơn giản giữa người mua và người bán.

Phân loại cổ phiếu OTC trên thị trường hiện nay

Cổ phiếu ưu đãi

Cổ phiếu ưu đãi được chào bán cho chính nhân viên tên trong nội bộ công ty phát hành chứng khoán. Bởi vì bán cho nhân viên công ty nội bộ nên giá mua cổ phiếu ưu đãi thường rẻ hơn 40% so với giá trị thực trên thị trường.

Cổ phiếu ưu đãi sẽ hạn chế tính chuyển nhượng, nhân viên sẽ được cấp sổ và đứng tên nắm giữ của mình. Trong trường hợp muốn chuyển nhượng, bạn cần phải đảm bảo các yêu cầu chuyển nhượng đặt ra, đồng thời sau khoảng 3 năm nắm giữ thì mới có thể thực hiện giao dịch này.

Tuy nhiên trên thực tế cổ phiếu ưu đãi đất ít khi được chuyển nhượng cho nếu đầu tư dài hạn sẽ đem lại hiệu quả khá cao.

Cổ phiếu ủy thác

Cổ phiếu ủy thác thường xuất hiện ở những công ty lần đầu phát hành chứng khoán. Họ sẽ đi nhờ các công ty chứng khoán để thực hiện công việc phát hành chứng khoán.

Các công ty phát hành chứng khoán sẽ tiến hành đấu giá, giúp các công ty hạn chế tình trạng đấu giá quá cao hoặc quá thấp khiến mất cơ hội huy động vốn từ thị trường do chưa có kinh nghiệm phát hành.

Công ty phát hành chứng khoán sẽ thu chi phí, tùy từng công ty mà chi phí này có sự khác nhau, thường dao động từ 1 đến 2%.

Cổ phiếu trực tiếp

Cổ phiếu trực tiếp được biết đến là cổ phiếu tự do. Bạn có thể hình dung nó hoàn toàn trái ngược đối với cổ phiếu khác. Nếu như cổ phiếu ủy thác doanh nghiệp sẽ đi nhờ các công ty phát hành chứng khoán thì lúc này họ sẽ tự mình phát hành.

Giá cổ phiếu trực tiếp thường cao hơn so với cổ phiếu ủy thác, tính thanh khoản cũng cao hơn, khả năng giao dịch dễ dàng do có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua và người bán, đồng thời hạn chế các khoản chi phí ủy thác phát sinh.

Lời kết

Qua bài viết trên đây có thể thấy thị trường OTC rất đáng để các nhà đầu tư thực hiện chiến lược kinh doanh của mình, song bên cạnh đó thị trường này còn tồn tại rất nhiều rủi ro khiến các nhà đầu tư cần phải dè chừng. Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!