Stakeholder là cụm từ được sử dụng chủ yếu nói về đến một đối tượng cụ thể nào đó bị ảnh hưởng bởi những quyết định của một công ty, hay doanh nghiệp. Hiện nay đây là một thuật ngữ được dùng tương đối nhiều. Nhưng không phải ai cũng hiểu thực sự và chính xác Stakeholder là gì, vai trò của nó là gì. Vì vậy trong bài viết hôm nay, Sen Tây Hồ sẽ chia sẻ đến bạn tất tần tật những kiến thức liên quan đến Stakeholder. Cùng theo dõi nhé.
Mục lục
Tổng quan về Stakeholder là gì?
Stakeholder là thuật ngữ dùng để chỉ các cá nhân, nhóm, tổ chức có mối quan hệ liên quan mật thiết với doanh nghiệp, đặc biệt trong các dự án.
Đây là đối tượng có sự quan tâm, có thể chia sẻ về nguồn lực, có thể tác động và/hoặc đồng thời chịu các tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động doanh nghiệp về chiến lược, kế hoạch, hoạt động kinh doanh…
Đây cũng là nhóm đối tượng có khả năng ảnh hưởng hoặc quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Stakeholder bao gồm cả những người gián tiếp bị ảnh hưởng bởi dự án, ảnh hưởng khá nhiều tới sự thành công tới các dự án của doanh nghiệp.
Thông thường, stakeholder phải kể đến đến đó là project team, project sponsor, thành viên tổ chức và cả những thành viên ngoài tổ chức.
Ở những dự án quy mô nhỏ, stakeholder có thể là một danh sách không quá nhiều thành viên. Tuy nhiên ở những dự án với tầm cỡ toàn cầu thì stakeholder có thể trải dài trên nhiều quốc gia khác nhau, không giới hạn phạm vi.
Hầu hết các stakeholder điều mong đợi và yêu cầu khác nhau đối với dự án, bạn cần phải làm việc với họ để biết được những yêu cầu này.
Việc nắm bắt và tiếp cận được những yêu cầu của stakeholders là lợi thế để dự án được thành công.
Phân biệt stakeholder nội bộ và bên ngoài
Ngoài khái niệm stakeholder là gì, stakeholder còn được chia ra làm 2 loại là stakeholder nội bộ và stakeholder bên ngoài.
Stakeholder nội bộ là những cá thể có lợi ích trong một doanh nghiệp thông qua mối quan hệ trực tiếp như có việc làm, quyền sỡ hữu, cổ phần, hoặc một khoảng đầu tư trong doanh nghiệp đó.
Ngược lại, các stakeholder bên ngoài là những cá thể không có bất kỳ mối quan hệ trực tiếp nào nhưng lại có thể gây ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng bởi doanh nghiệp theo một cách nào đó bởi các hành động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Stakeholder nội bộ
Các nhà đầu tư là một ví dụ điển hình cho stakeholder nội bộ và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Ví dụ, nếu một nhà đầu tư quyết định đầu tư hơn 5 triệu đồng vào một công ty khởi nghiệp công nghệ để đổi lấy 10% cổ phần thì nhà đầu tư đó sẽ trở thành một stakeholder nội bộ của công ty đó. Lợi nhuận của nguồn đầu tư đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự thành công hay thất bại của công ty.
Stakeholder bên ngoài
Các stakeholder bên ngoài là những cá thể không có mối liên hệ trực tiếp với một doanh nghiệp. Thay vào đó, các stakeholder này thường là một người hoặc nhóm hoặc tổ chức nào đó chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động của một doanh nghiệp nào đó. Ví dụ, khi một doanh nghiệp vượt quá giới hạn cho phép của lượng khí thải carbon, người dân sinh sống quanh khu vực của doanh nghiệp đó được coi là một stakeholder bên ngoài vì họ chịu ảnh hưởng bởi sự ô nhiễm này.
Ngược lại, những stakeholder bên ngoài này đôi khi cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến một doanh nghiệp nhưng không nhất thiết phải trực tiếp liên quan đến doanh nghiệp đó. Ví dụ điển hình nhất của điều này chính là chính phủ – mỗi khi chính phủ thay đổi bất kỳ một chính sách nào thì đều sẽ gây ra một ảnh hưởng từ nhỏ đến lớn lên việc hoạt động của một doanh nghiệp.
Phân biệt các khái niệm liên quan đến skateholder
Stakeholder theory là gì?
Stakeholder theory là một quan điểm của chủ nghĩa tư bản nhấn mạnh về mối quan hệ liên kết giữa một doanh nghiệp với tất cả khách hàng, nhà cung cấp, nhân viên, nhà đầu tư, cộng đồng, và những người khác có cổ phần của doanh nghiệp đó.
Học thuyết này cho rằng bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên nhắm đến việc tạo ra giá trị cho tất cả các stakeholder chứ không chỉ cho các cổ đông của mình.
Học thuyết này đã trở thành một yếu tố quan trọng trong các nghiên cứu về đạo đức kinh doanh và đã trở thành một nền tảng cho các nghiên cứu và phát triển sau này của nhiều bài nghiên cứu của nhiều học giả.
Các học giả trên khắp thế giới tiếp tục đặt nghi vấn về tính bền vững của việc tập trung vào lợi ích của các cổ đông như là mục tiêu cơ bản nhất của việc kinh doanh. Từ đó, các học thuyết nổi bật khác về vấn đề này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980.
Tóm lại, đây là một khái niệm về đạo đức kinh doanh và quản trị doanh nghiệp nhằm đề cập đến các giá trị đạo đức và nguyên tắc trong việc quản trị một doanh nghiệp hoặc bất kỳ một tổ chức nào khác.
Multi-stakeholder là gì?
Multi-stakeholder là một dạng khung hay cấu trúc của một tổ chức dựa trên quy trình quản trị đa thành phần (nhiều stakeholder) hoặc quá trình hoạch định chính sách.
Mô hình này có mục đích khuyến khích sự tham gia của các stakeholder chính như các doanh nghiệp, xã hội dân sự, chính phủ, tổ chức nghiên cứu, và tổ chức phi chính phủ để hợp tác và tham gia đối thoại, ra quyết định, và thực hiện các giải pháp cho các vấn đề hoặc mục tiêu chung của các stakeholder.
Stakeholder Analysis là gì?
Stakeholder Analysis có nghĩa là quá trình phân tích các stakeholder này là một quá trình gồm xác định các stakeholder trước khi bắt đầu dự án với mục đích: chia các stakeholder thành từng nhóm dựa theo mức độ tham gia, mức độ quan tâm, và tầm ảnh hưởng của họ lên dự án và xác định cách tốt nhất để các nhóm stakeholder này có thể làm việc và giao tiếp với nhau hiệu quả xuyên suốt dự án đó.
Vai trò của stakeholder
Các stakeholder có thể ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp bởi các hành động, mục tiêu, và chính sách của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức môi trường một cách tích cực hoặc tiêu cực.
Các stackholder quan trọng gồm có chủ nợ, giám đốc, nhân viên, chính phủ (cùng các cơ quan của chính phủ), chủ sở hữu (cổ đông), nhà cung cấp, đoàn thể, và cộng đồng ở nơi hoạt động của doanh nghiệp.
Mỗi stakeholder cũng có quyền lợi, nghĩa vụ, và mức độ ảnh hưởng khác nhau. Ví dụ, khách hàng của một công ty có quyền thực hiện các giao dịch bình đẳng nhưng họ lại không được coi như là nhân viên của công ty đó.
Một ví dụ về tác động tiêu cực đến các stakeholder là khi một công ty cần phải cắt giảm chi phí và lên kế hoạch cho một đợt sa thải.
Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng của người lao động cũng như nền kinh tế của khu vực gần đó. Stakeholder còn có tác động tích cực đến một người sở hữu cổ phần trong một doanh nghiệp như Microsoft là khi công ty phát hành một thiết bị mới giúp gia tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường chẳng hạn.
Quản trị stakeholder
Theo sự phân tích của chuyên gia quản trị dự án Rechel Thompson: “quản lý stakeholders là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự thành bạn của bất kỳ một dự án nào, trong bất kỳ mô hình tổ chức doanh nghiệp nào.
Với việc tiếp cận đúng người, đúng cách, bạn có thể làm nên những thay đổi và thành công lớn lao trong quá trình thực hiện dự án…và trong cả sự nghiệp của bạn nói chung”.
Quản trị stakeholders là một kiến thức quan trọng mà những người thành đạt sử dụng để dành được sự hỗ trợ từ người khác. Điều này giúp họ đảm bảo được dự án của mình thành công, làm nên sự khác biệt so với các dự án khác.
Có hai yếu tố chính để quản trị stakeholder đó là: phân tích stakeholder và lập kế hoạch stakeholder. Mục đích của việc quản trị stakeholder đó là xác định những đối tượng chính, đóng vai trò quyết định đến thành công dự án và lôi kéo sự hỗ trợ giúp bạn đạt thành công.
Ưu điểm của phương pháp tiếp cận dựa trên stakeholder
Thông qua việc tiếp nhận ý kiến của đối tượng có ảnh hưởng, quyền hạn cao nhất để xây dựng dự án từ khi bắt đầu. Điều này giúp bạn giành được sự ủng hộ ngay từ buổi sơ khai, đồng thời nâng cao được chất lượng của dự án. Đây là cách thức giúp bạn có được nhiều nguồn lực hơn, yếu tố gia tăng cho sự thành công của dự án.
Bằng việc giao tiếp và trao đổi sớm với các đối tượng có liên quan, bạn có thể giúp họ biết được bạn đang làm gì, hiểu được đầy đủ những lợi ích mà dự án đem lại. Từ đó sẽ dễ dàng kêu gọi được sự sự chủ động giúp đỡ đến từ những đối tượng này.
Tiếp cận dựa trên stakeholder sẽ giúp bạn dự đoán được mọi người sẽ phản ứng như thế nào đối với dự án. Đây là yếu tố cần thiết để bạn chủ động có những phương thức nhằm lôi kéo sự ủng hộ của mọi người.
Đối tượng chính của stakeholder?
Hiểu biết nhiều hơn về đối tượng chính của stakeholder là một trong những việc làm rất cần thiết. Bạn cần phải biết họ cảm thấy như thế nào, phản ứng như thế nào về dự án, cách thức liên hệ với họ tốt nhất trong khuôn khổ dự án… Để làm tốt được công việc này, bạn cần phải trả lời một số câu hỏi then chốt:
- Họ có mối quan tâm về tiền bạc hay tình cảm nào đối với kết quả làm việc của bạn?
- Điều gì có thể thúc đẩy đối tượng này mạnh mẽ nhất?
- Họ cần những thông tin gì từ dự án của bạn?
- Cách thức họ muốn nhận thông tin như thế nào? Bạn nên chọn phương thức truyền đạt thông điệp nào là tốt nhất?
- Quan điểm hiện tại của họ về dự án? Cả những quan điểm tích cực và tiêu cực.
- Đối tượng nào có khả năng ảnh hưởng tới quan điểm của họ? Những người có ảnh hưởng tới họ này, ai sẽ là stakeholders quan trọng?
- Trong trường hợp họ không tích cực cho bạn, điều gì có thể khiến họ thay đổi quan điểm?
- Nếu không thể lôi kéo được sự ủng hộ từ họ, bạn có thể làm gì để kiểm soát phản ứng đó?
- Những đối tượng nào có thể bị tác động bởi quan điểm của họ? Những người này có liên quan hay không? Có phải là một trong những stakeholder của bạn hay không?
Lời kết
Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về stakeholder. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!