Hướng dẫn tính điểm trung bình môn bậc trung học và đại học

Tự tính điểm trung bình môn là một việc làm quan trọng để giúp cho các bạn học sinh, sinh viên có thể đưa ra cách học cũng như lựa chọn được kết quả học tập mà mình mong muốn.

Đối với một một học sinh hay sinh viên khi học tập đều quan tâm đến điểm số của mình. Thông thường để xét trình độ học tập một môn nào đó của học sinh và sinh viên, người ta sẽ chú ý đến điểm trung bình môn.



Tuy nhiên, hầu hết các bạn đều không biết và quan tâm đến cách tính điểm trung bình môn của mình mà lại phụ thuộc và hệ thống điểm có sẵn của nhà trường. Vì vậy, trong bài viết hôm nay, Sen Tây Hồ sẽ giới thiệu đến bạn cách tính điểm trung bình môn ở tất cả các cấp nhé!

tinh-diem-trung-binh-mon



Tại sao cần tính điểm trung bình môn?

Điểm trung bình là số điểm khách quan nhất phản ánh trình độ học tập của người học. Thông qua số điểm này, giáo viên có thể đánh giá được học sinh, sinh viên hiểu bài giảng và ghi nhớ chúng được đến đâu.

Đối với bậc trung học thì Điểm trung bình môn không tự sẵn có mà nó là số điểm trung bình của rất nhiều bài kiểm tra. Trong các bài kiểm tra ấy có kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì và kiểm tra học kì. Bài kiểm tra thường xuyên có thể là bài kiểm tra miệng nhanh đầu giờ hoặc là bài thực hành, bài thu hoạch,…



Đối với bậc đại học thì điểm trung bình môn bao gồm điểm kiểm tra điều kiện trong quá trình học và điểm thi khi kết thúc học phần. Tuỳ vào số lượng tín chỉ học tập mà chia thành nhiều bài kiểm tra điều kiện khác nhau.

Điểm trung bình môn chỉ có khi kết thúc một kì học của năm học đối với học sinh bậc trung học. Còn đối với sinh viên thì điểm trung bình môn có khi kết thúc học phần và tiến hành thi hết môn.

Cách tính điểm trung bình môn bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông

Vì là sự kết hợp của cả quá trình trong nửa năm học nên số bài kiểm tra mỗi môn học khá lớn. Thông thường một kì học thì sẽ có nhiều bài kiểm tra thường xuyên và giáo viên sẽ lấy bài có điểm số cao nhất. Điểm kiểm tra thường xuyên không có điểm phẩy và được nhân hệ số 1.

Đối với bài kiểm tra định kì hay còn gọi là kiểm tra một tiết, khi kết thúc một chương trong chương trình thì hầu như sẽ tiến hành kiểm tra. Mỗi môn thường có từ 1-2 bài kiểm tra định kì và được nhân hệ số 2.

Kiểm tra học kì là bài kiểm tra mang tính chất đại trà, dùng cho tất cả các học sinh, bài kiểm tra này chỉ có một và đây có thể nói là bài kiểm tra quan trọng nhất nên được nhân hệ số 3. Các học sinh có thể gỡ điểm ở bài kiểm tra này.

Theo thông tư của Bộ giáo dục và đào tạo thì điểm trung bình môn một kì tính như sau:

tinh-diem-trung-binh-mon-1

Cách tạo ra điểm trung bình môn bậc trung học

Điểm trung bình môn cả năm học được tính theo công thức

ĐTBmcn=(ĐTB kì 1+2×ĐTB kì 2)/3

Cách tính điểm trung bình môn bậc Đại học

Tính điểm trung bình môn ở bậc đại học không phức tạp như ở bậc trung học. Trong quá trình học giảng viên sẽ kết hợp các bài kiểm tra điều kiện, thông thường từ 1 đến 2 bài có giá trị như nhau sau đó lấy trung bình hai bài kiểm tra.

Ngoài ra, tuỳ vào mỗi giảng viên mà cách cho điểm hai bài kiểm tra có sự khác nhau. Một số giảng viên sẽ cộng thêm cho sinh viên điểm ý thức và điểm phát biểu bài,… Tuy nhiên điểm này chỉ chiếm một phần nào, quan trọng nhất vẫn là bài thi hết môn.

Công thức tính điểm trung bình môn

ĐTBm= KTĐK* 0.3 + ĐKTHP* 0.7

Tuỳ vào các trường Đại học mà cách nhân hệ số có sự khác nhau.

Cách tính điểm tích luỹ ở bậc đại học

Ngoài ra, ở bậc đại học thì có một số trường còn có cách tính điểm tích luỹ. Tương ứng với mỗi điểm trung bình môn theo thang điểm 10 chúng ta sẽ có một mức điểm theo thang điểm 4 và thang điểm chữ. Cụ thể như sau:

  • Từ 8.5 – 10 tương ứng 4, thang điểm chữ A
  • Từ 7.8 – 8.4 tương ứng 3.5, thang điểm chữ B+
  • Từ 7.0 – 7.7 tương ứng 3.0, thang điểm chữ B
  • Từ 6.5 – 6.9 tương ứng 2.5, thang điểm chữ C+
  • Từ 5.5 – 6.4 tương ứng 2.0, thang điểm chữ C
  • Từ 5.0 – 5.4 tương ứng 1.5, thang điểm chữ D+
  • Từ 4.0 – 4.9 tương ứng 1.0, thang điểm chữ D
  • Dưới 4.0, thang điểm chữ F, không tính điểm và sinh viên phải thi lại môn hoặc học lại môn đó, tuỳ theo quy chế.

Lời kết

Hy vọng thông qua bài viết này của Sen Tây Hồ các bạn đã biết cách tự tính điểm trung bình môn cho mình mà không cần lo lắng, hồi hộp chờ đợi nhà trường và thầy cô lên điểm. Chúc các bạn có một mùa thi an toàn, hiệu quả nhé!!!