Tìm hiểu về WACC là gì? Bật mí công thức tính WACC chuẩn

Chia sẻ WACC là gì? Bật mí công thức tính WACC chuẩn không cần chỉnh là conpect trong content hôm nay của Sen Tây Hồ. Tham khảo bài viết để biết chi tiết nhé.

Một trong những vấn đề quan trọng liên đến đến tài chính doanh nghiệp đó là chỉ số. Đặc biệt phải kể đến là WACC. Vậy, bạn đã từng tìm hiểu về thuật ngữ này hay chư? WACC là chỉ số gì? Công thức tính WACC như thế nào? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà rất nhiều người đang tìm kiếm lời giải đáp chuẩn nhất. Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời chi tiết qua bài viết dưới đây.



wacc-la-gi

Tìm hiểu WACC là gì? 

WACC là viết tắt của từ Weighted Average Cost of Capital. Đây là chỉ số chỉ chi phí sử dụng vốn bình quân được doanh nghiệp tính dựa trên cơ sở về tỷ trọng các loại vốn đã sử dụng.



Vốn doanh nghiệp bao gồm: Cổ phần ưu đãi, cổ phần thường, trái phiếu và các khoản nợ dài hạn của công ty. Tùy vào chi phí của từng loại sẽ có công thức tính tỷ lệ chiết khấu khác nhau. Từ đó sẽ tính được giá trị hiện tại thuần của doanh nghiệp.

Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC (Cost of Capital) là gì?

Cost of Capital hay còn được gọi là chi phí sử dụng vốn bình quân WACC. Đây là tỷ suất sinh lời của nhà đầu tư với số vốn mà doanh nghiệp, công ty đã huy động cho một dự án hay một kế hoạch kinh doanh nào đó. Bản chất của chi phí này là chi phí cơ hội để NĐT sinh lời từ số vốn mà họ quyết định đầu tư vào doanh nghiệp.  



Bởi vậy, tác dụng của việc ước tính Cost of Capital sẽ được xem như tỷ suất sinh lời tối thiểu cần đạt được. Khi đó, nguồn vốn tài trợ đầu tư hay kinh doanh sẽ đảm bảo cho ROE hay EPS không thuyên giảm. 

Công thức tính WACC chuẩn nhất

Công thức tính WACC:  

WACC = (E/V)*Re + (D/V)*Rd *(1-Tc)

Trong đó:

  • Re: Chi phí vốn của chủ sở hữu
  • Rd: Chi phí nợ.
  • E: Giá thị trường vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp.
  • D: Giá thị trường của nợ doanh nghiệp.
  • V (=E+D): Tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp về mặt tài chính.
  • Tc: Mức thuế mà doanh nghiệp cần phải đóng. 
  • E/V: Chỉ số đại diện cho tỷ lệ tài chính dựa theo số vốn của chủ sở hữu. 
  • D/V: Chỉ số đại diện có tỷ lệ tài chính dựa trên nợ của chủ sở hữu. 

WACC sẽ được tính dựa vào tổng của [(E / V) * Re] và [(D / V) * Rd * (1-Tc)]. Cụ thể:

  • Vế trái: Đại diện cho giá trị trọng số của liên kết vốn.
  • Vế phải: Đại diện cho giá trị trọng số của liên kết nợ. 

Bạn cũng có thể tính WACC dựa vào công thức mở rộng dưới đây.

WACC = Chi phí vốn của chủ sở hữu x % vốn chủ sở hữu + Chi phí nợ x% nợ x1 – thuế) + Chi phí cổ phiếu ưu đãi x % Cổ phiếu ưu đãi.

Mục đích của chỉ số WACC là xác định được chi phí của từng cấu trúc vốn doanh nghiệp. Dựa trên vốn, nợ của chủ sở hữu và cổ phiếu ưu đãi mà WACC có. 

Bởi vậy, mỗi thành phần sẽ có một loại chi phí khác nhau cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ cần phải trả lãi suất định kỳ cho các khoản nợ. Cộng với lãi suất cố định trên giá cổ phiếu ưu tiên. Có thể ước tính, chi phí sử dụng vốn bình quân bằng cách tách các cấu trúc vốn của doanh nghiệp thành từng phần khác nhau và tính riêng cho từng phần. 

WACC có ý nghĩa gì? 

Chỉ số WACC của một doanh nghiệp cho thấy được lợi nhuận tổng thể mà công ty cần đạt được. Bởi vậy, các tổng giám đốc thường sẽ dựa vào WACC để đưa ra quyết định. 

Ví dụ: Để xác định và đưa ra phương hướng sáp nhập hay thực hiện các cơ hội kinh doanh khác. Tổng giám đốc doanh nghiệp sẽ dựa vào chi phí vốn bình quân và chỉ số trung bình ngành. Cụ thể là tỷ lệ chiết khấu của các dòng tiền có rủi ro hay không. Vậy chỉ số trung bình ngành lấy ở đâu. Nó chính là được lấy dựa vào chỉ số của WACC. 

Hiểu đơn giản, WACC thể hiện tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu được chấp nhận mà doanh nghiệp mang lại hoa hồng cho nhà đầu tư. Lợi nhuận cá nhân sẽ là một khoản đầu tư vào doanh nghiệp. Chỉ cần trừ WACC khỏi tỷ lệ % thì sẽ tính được lợi nhuận mà công ty thu về.

Bên cạnh đó, WACC cũng được dùng như một bài kiểm tra thực tế. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư sẽ gặp rắc rối khi tính WACC. Bởi công thức tính chỉ số này khá phức tạp. Do đó, khi tính WACC chủ đầu tư cần thật bình tĩnh, suy nghĩ thấu đáo để có thể áp dụng công thức chuẩn nhất. 

Có thể thấy WACC là một chỉ số tưởng như dễ tính nhưng thực tế thì cũng “khoai” không kém. Trong các sách về chứng khoán cho người mới bắt đầu, WACC là một trong những thuật ngữ mà chủ đầu tư nhất định phải biết. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về WACC. Hy vọng những nội dung này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về các chỉ số trong tài chính. Hãy lưu lại để có cái nhìn tổng quát nhất cũng như đưa ra được phương án đầu tư tốt nhất bạn nhé. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết. Chúc các bạn thành công.