Mục lục
Đồng kiểm hàng hóa là gì?
Đồng kiểm hàng hóa trong thương mại điện tử (TMĐT) trực tuyến là thuật ngữ chỉ việc hàng hoá được kiểm tra thông tin và đồng thuận thông tin từ nhân viên giao nhận và người bán trước khi tiến hành xử lý vận đơn tới khách hàng. Sau đó, quá trình này tiếp tục được thực hiện giữa người nhận (người mua) và nhân viên giao nhận bằng việc mở gói hàng kiểm tra trước khi nhận.
Đối với các trường hợp sử dụng dịch vụ thu hộ thì khách sẽ thanh toán khi đồng kiểm thành công (ship COD).
Trên thực tế quy trình đồng kiểm diễn ra cơ bản như trên, tuy nhiên để duy trì và áp dụng đồng kiểm hàng hóa có nhiều vấn đề phát sinh giữa các đơn vị tham gia đồng kiểm. Do đó, hiện nay khi mua sắm online có đơn vị sẽ cho phép đồng kiểm hoặc không được đồng kiểm. Tại sao lại có vấn đề này? trong nội dung bài viết blog sẽ phân tích và chia sẻ thông tin để bạn nắm rõ hơn nhé!
Không cho đồng kiểm hàng hoá khi mua online? Tại sao?
Đồng kiểm hàng hóa, sản phẩm trước đây được áp dụng phổ biến trên các sàn TMĐT Việt Nam (áp dụng cho cả freeship hoặc không). Tuy nhiên, thời điểm hiện tại hình thức này dù vẫn còn nhưng đa số sàn đã ngừng đồng kiểm hoặc áp dụng chính sách đồng kiểm như một dịch vụ đối với nhà bán hàng của họ. Tức là người bán hàng sẽ phải chịu chi phí dịch vụ đồng kiểm hàng hóa khi lựa chọn áp dụng đồng kiểm trên gian hàng của họ. Trên cương diện pháp luật thì điều 44 Luật thương mại 2005 có quy định về việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng, tuy nhiên điều khoản này là điều khoản mở và không bắt buộc đối với người bán và các đơn vị sàn TMĐT. Do đó, chính sách đồng kiểm của từng sàn nếu có là phù hợp với quy định của Pháp Luật.
Khi mua sắm online tại các đơn vị bán hàng trực tuyến thì việc đồng kiểm gần như vẫn được thực hiện phổ biến và người bán tự thỏa thuận với người mua. Thanh toán khi nhận hàng và dịch vụ thu hộ thường được khách hàng lựa chọn khi đặt hàng tại các đơn vị này (ship COD).
Đồng kiểm hàng hoá là không cần thiết? đó là thực tế?
Khách quan nhìn nhận thì rõ ràng chỉ có người bán là hiểu rõ nhất về thông tin, chất lượng sản phẩm của họ. Do đó, đồng kiểm thực hiện qua một đơn vị trung gian là khá khó (thường là sàn TMĐT và đơn vị vận chuyển).
Nhân viên giao nhận không thể hiểu rõ về sản phẩm so với người bán, nếu có thì chi phí đào tào và kinh nghiệm tích lũy cũng tốn chi phí về thời gian khi mà số lượng sản phẩm xử lý mỗi ngày là rất nhiều. Điểm này cho thấy tính hiệu quả của việc đồng kiểm hàng hoá là không cao ở bước khách hàng đồng kiểm với người giao hàng, đồng thời giảm hiệu xuất dịch vụ, tăng thời gian xử lý vận đơn của các đơn vị vận chuyển lên rất nhiều (chi phí thời gian). Thêm nữa người mua có nhiều khách hàng cũng không muốn mất thời gian đồng kiểm khi thời gian nhận hàng rơi vào giờ hành chánh hoặc khung giờ bận.
Về phía người bán cho phép đồng kiểm sẽ có thể phải chịu chịu chi phí cho việc đồng kiểm vì nếu sàn TMĐT cung cấp nó như một gói dịch vụ giá trị gia tăng cho gian hàng. Đây cũng là lý do ít người bán cố gắng xây dựng thương hiệu uy tín, dịch vụ tốt để hạn chế tối đa khả năng đổi/ trả thay vì tốn chi phí cho việc sử dụng dịch vụ đồng kiểm.
Đối với các bên có chính sách dịch vụ, sản phẩm chặt chẽ ngay từ việc quản lý sản phẩm đầu vào thì đồng kiểm là thao tác không cần thiết, họ có bộ phận kiểm định, đồng kiểm chất lượng hàng hoá trước khi nhập kho hoặc đóng gói gửi tới khách hàng. Chỉ số hài lòng của khách hàng với người bán tại các gian hàng sẽ góp phần dần dần xóa bỏ nhu cầu đồng kiểm hàng hóa. Ví dụ: 1 gian hàng uy tín và lâu năm trên sàn thì khi bạn mua sắm rõ ràng bạn có thể an tâm mà không cần phải đồng kiểm làm gì?
Chính sách hỗ trợ đổi trả khi không cho đồng kiểm?
Hiện tại ở các khâu liên quan tới giao nhận hàng hoá là một trong những bước phát sinh nhiều vấn cần giải quyết nhất như: sản phẩm không đúng mẫu mã, màu sắc, tính năng mô tả, người nhận hàng không phải là người đặt hàng (đặt hộ, người thân bạn bè nhận hộ), gian hàng lừa đảo khách hàng, shipper đánh tráo đổi sản phẩm,…
Do đó, các sàn TMĐT lớn đều có chính sách khuyến khích khách hàng sau khi nhận hàng từ shipper nên kiểm tra sơ qua trạng thái gói hàng bên ngoài nếu phát hiện bất thường thì không nên nhận hàng. Ngược lại, nếu nhận hàng thì quá trình mở gói hàng nên quay video chi tiết toàn bộ lại để dùng làm bằng chứng tranh chấp khi phát sinh vấn đề với gói hàng.
Điều này, cơ bản giải quyết được các vấn đề “mua một đằng giao một nẻo“, hàng hoá hỏng hóc,… Các shop người bán làm ăn uy tín họ rất ngại tranh chấp liên quan tới đơn hàng với khách hàng vì rất mất thời gian, chưa kể họ còn bị đánh giá không tốt trước chính sách của sàn và khách. Do đó, đa phần họ luôn cố gắng cung cấp và duy trì trải nghiệm dịch vụ tốt, đóng gói các sản phẩm bán ra đúng với mô tả của mình cũng như quy định của sàn. Ngược lại, các shop người bán gian dối thì hiện tại sẽ bị sàn loại bỏ ngay và tiền hàng sẽ được hoàn lại tài khoản của người mua (*).
Ngoài ra, thời điểm hiện tại việc xử lý các gian hàng người bán kém uy tín rất khắt khe, chính vì vậy những cá nhân, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, sản phẩm kém chất lượng đều dần bị loại bỏ khỏi các sàn TMĐT lớn. Đúng hơn là chính sách kiểm soát chất lượng người bán được các sàn theo sát ngay từ khi người bán ở gian hàng.
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm mua sắm trực tuyến và để an tâm bạn nên lựa chọn mua hàng tại gian hàng của các thương hiệu uy tín, official store, flagship store hay các shop ký hiệu mall: lazadamall, shopeemall, senmall, tiki trading.
(*) ở bất cứ hình thức thanh toán nào tại các sàn TMĐT như thanh toán qua thẻ, COD, ví điện tử,… tất cả tiền hàng hoá đều nằm ở đơn vị trung gian là sàn. Người bán sẽ không nhận được tiền cho tới khi có sự xác nhận từ người mua rằng hàng hoá không có vấn đề và không tranh chấp.