Nước tiểu: Những điều cần biết | Vinmec

Sự đổi màu ở nước tiểu lại là dấu hiệu cảnh báo những vấn đề nguy hiểm về sức khỏe.

  • Nước tiểu không màu, trong suốt có thể là do uống quá nhiều nước, nên giảm bớt lượng nước uống nếu thấy phiền toái vì phải đi tiểu quá nhiều lần, chỉ nên uống khoảng 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày, việc uống quá nhiều nước sẽ khiến thận phải hoạt động liên tục.



  • Nước tiểu màu rơm nhạt (vàng nhạt): Cơ thể hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh và được cung cấp đầy đủ nước.

  • Nước tiểu màu vàng trong suốt: Bình thường



  • Vàng sẫm: Bình thường, cần lưu ý bổ sung thêm nước.

  • Màu hổ phách hoặc mật ong: cơ thể đang không uống đủ nước, nên bổ sung nước ngay lập tức.



  • Xiro hoặc bia nâu: Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bị mất nước hoặc có bệnh về gan. Lúc này, cần nên uống nhiều nước và đi khám bác sỹ nếu tình trạng này kéo dài.

  • Hồng hoặc đỏ: Ăn các loại rau quả màu đỏ như củ cải đường, việt quất, rau đại hoàng,… Nếu không, màu này có thể báo hiệu khá nhiều bệnh nghiêm trọng như nhiễm trùng đường tiểu, các bệnh về thận, khối u ác tính và bệnh tuyến tiền liệt.

  • Có máu trong nước tiểu: Đây là dấu hiệu cảnh báo thận đang có vấn đề, các khối u, bệnh về tuyến tiền liệt, nhiễm độc chì hoặc thủy ngân, nhiễm trùng đường tiết niệu, nên đi khám để tìm ra nguyên nhân.

  • Màu cam: Nước tiểu thường có màu này khi uống không đủ nước hay ăn cá và thực phẩm có phẩm màu. Bên cạnh đó, đây cũng là dấu hiệu của bệnh về gan và ống mật.

  • Xanh hoặc xanh dương: Nếu nước tiểu màu xanh, xanh dương thì có thể mắc bệnh di truyền hiếm gặp, ăn thức ăn có màu thực phẩm, tác dụng phụ của thuốc hay viêm đường tiết niệu do vi khuẩn.

  • Nước tiểu sủi bọt: nếu nó xảy ra thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận hoặc chế độ ăn dư thừa protein.

  • Những tác nhân bên ngoài: Một số loại thuốc nhuận tràng, thuốc hóa trị…sẽ làm nước tiểu sẫm màu hơn bình thường.

Khi nhận thấy có những dấu hiệu bất thường trong nước tiểu như: có máu trong nước tiểu, nước tiểu sủi bọt, nước tiểu màu xanh hoặc xanh dương,… nên đến bệnh viện/phòng khám để được làm xét nghiệm nước tiểu.

Xem thêm:

  • Thể tích nước tiểu là bao nhiêu? Ý nghĩa từng thông số trong xét nghiệm nước tiểu

  • Ý nghĩa của xét nghiệm máu và nước tiểu trong gói khám sức khỏe tổng quát

  • Phát hiện sớm suy thận bằng xét nghiệm nước tiểu – lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam