Bollinger Bands là gì? Cách sử dụng trong giao dịch Forex

Đánh giá Bollinger Bands là gì? Hướng dẫn sử dụng trong giao dịch Forex để đạt hiệu quả là chủ đề trong nội dung hôm nay của Sen Tây Hồ. Đọc content để biết chi tiết nhé.

Trên thị trường hiện nay, Bollinger Bands được biết đến là chỉ báo thông dụng và được nhiều nhà giao dịch sử dụng để phục vụ cho các chiến lược giao dịch của họ. Đây không những là công cụ phân tích biến động giá hữu ích mà còn hỗ trợ tốt khi thị trường đi ngang. Vậy chỉ báo này là gì và cách thức sử dụng trong giao dịch Forex như thế nào để đạt hiệu quả? Hãy cùng Sen Tây Hồ tìm hiểu qua bài viết sau.



bollinger-bands

Mục lục

Tìm hiểu về chỉ báo Bollinger Bands

Bollinger Bands là gì?

Bollinger Bands trên thị trường hiện nay được biết đến là một trong những công cụ dùng để phân tích kỹ thuật và được phát triển bởi ông John Bollinger vào những năm 1980. Công cụ này là một chỉ báo được cấu tạo gồm 3 dải băng.



Để xem xét về mức độ biến động giá cả cần dựa trên các công thức tính về SMA – đường trung bình giản đơn. Độ biến động được xem xét dựa trên độ lệch chuẩn và thay đổi khi có sự tăng hoặc giảm của độ biến động. Những dải tự động sẽ được mở rộng ra ngay khi biến động tăng và bị thu hẹp lại ngay khi biến động giảm.

Trên thị trường hiện nay, chỉ báo này được xem là hữu hiệu hơn so với những công cụ phân tích biến động giá khác như: các mô hình sóng, đường trung bình hội tụ và phân kỳ (moving average), stochastics,…



Chỉ báo Bollinger Bands hoạt động như thế nào?

Thông thường chỉ báo này sẽ được sử dụng làm công cụ để thực hiện đo biến động của thị trường. Các biên khi nằm gần nhau sẽ biểu thị đây là khoảng thời gian ít có sự biến động. Ngược lại nếu các biên mở rộng và nằm cách xa nhau đồng nghĩa với giá trị thị trường tại thời điểm đó đang có sự biến động.

Khi biên có độ dốc nhỏ, gần như song song trong thời gian dài thì giá thường sẽ dao động qua lại trong kênh. Thông thường các nhà đầu tư sẽ có khuynh hướng sử dụng công cụ phân tích kỹ thuật này cùng với những chỉ số khác để tiến hành xác nhận hành động giá.

Khi đó nó sẽ được kết hợp với những mẫu biểu đồ hay đường xu hướng. Tuy nhiên nếu như những chỉ báo này được xác nhận khuyến nghị thì khi đó nhà đầu tư sẽ có niềm tin cho việc dải Bollinger biểu thị được chính xác hành động của giá liên quan tới những biến động thị trường.

Những thành phần của chỉ báo Bollinger Bands:

Được biết đến là một trong những công cụ được kết hợp giữa độ lệch chuẩn và đường Moving Average – đường trung bình động, công cụ này gồm có 3 thành phần cơ bản sau:

  • Đường giữa: là đường Moving Average – đường trung bình động, ký hiệu là SMA20 và thường sẽ lấy theo giá đóng cửa 20 giai đoạn gần nhất.
  • Dải trên hay biên trên (Upper Band): là dải nằm phía trên đường SMA20, thông thường độ lệch chuẩn sẽ là 2 và được tính từ dữ liệu giá của 20 phiên. Hay được lấy từ đường Moving Average cộng với 2 lần của độ lệch chuẩn.
  • Dải dưới hay biên dưới (Lower Band): là dải nằm bên dưới đường SMA20, thông thường độ lệch chuẩn sẽ là 2. Hay được lấy từ đường Moving Average trừ đi 2 lần của độ lệch chuẩn.

Thông thường những Trader sẽ sử dụng biểu đồ này tương tự như một phương pháp để đưa ra quyết định giao dịch và kiểm soát những hệ thống tự động giao dịch. Hoặc có thể được xem như một thành phần để phân tích kỹ thuật hiệu quả.

Chỉ báo này thể hiện các thay đổi hiện tại và biến động của thị trường. Bên cạnh đó còn khẳng định xu hướng cũng như cảnh bảo khả năng tiếp tục hoặc dừng lại xu hướng, những giai đoạn để củng cố và sự tăng trưởng đột phá,…

Những thông số chính của dải Bollinger:

Đối với công cụ dùng để phân tích kỹ thuật này sẽ có những thông số chính như:

  • Period: là số chu kỳ tính toán. Đối với thông số này có thể được hiểu như sau, ví dụ trong Timeframe D1 Period = 20 sẽ tương đương số chu kỳ tính toán 20 ngày.
  • Standard Deviation là độ lệch chuẩn. Thông thường độ lệch chuẩn sẽ được tính toán dựa trên số chu kỳ.
  • Apply: Close là dùng mức giá đóng cửa của nến để thực hiện việc tính toán.

Phương sai, độ lệch chuẩn và cách thức hoạt động:

Nếu như những công thức tính chỉ báo khác thông thường sẽ sử dụng tỷ lệ về phần trăm cố định thì đối với dải Bollinger dùng độ lệch  chuẩn để thực hiện việc tính toán. Độ lệch chuẩn thông thường là công cụ được dùng trong thống kê để tìm ra chênh lệch của mẫu so với các giá trị trung bình của nó.

Phương sai bằng tổng bình phương độ chênh lệch giữa trung bình động và dữ liệu sau đó chia tổng cho N. Độ lệch chuẩn khi đó sẽ là căn bậc 2 của phương sai.

Ông John Bollinger đã tiến hành đặt dải trên và dưới cách hai độ lệch chuẩn để có thể điều chỉnh được tốt nhất sự biến động thị trường. Nhờ vào đó mà dải Bollinger sẽ thay đổi tương quan so với độ lệch chuẩn của đường SMA.

Phản ứng nhanh hơn so với thay đổi của thị trường và bao hàm toàn bộ giá được tốt hơn. Bất kỳ sự chuyển động của giá cũng có thể sẽ nằm trong dải Bollinger vì dải giữa bị kẹp giữa bởi dải trên và dưới. Sự ôm trọn này sẽ giúp xác định cổ phiếu:

  • Khi giá bằng hay cao hơn dải trên thì cổ phiếu có thể đã bị mua quá mức và ngược lại.
  • Đối với những trường hợp bị co hẹp hoặc mở rộng:
  • Khi biên độ bị thắt chặt, sự biến động giảm bớt thì thay đổi về giá sẽ có xu hướng xảy ra.
  • Khi giá đi ra ngoài và chui lại vào dải khi đó xu hướng có thể sẽ sắp đảo chiều.

Công thức tính toán và vẽ những đường cơ bản dải Bollinger

Công thức tính toán:

Cấu tạo của công cụ phân tích kỹ thuật này bao gồm 3 dải, vì vậy công thức tính sẽ được thực hiện như sau:

  • Đường giữa (Middle Band) = 20 – day SMA (hay còn gọi là day simple moving average)
  • Dải trên (Upper Band) = Middle Band + (20 – 2 x day standard deviation of price) = 20 – day SMA + (20 – 2 x day standard deviation of price)
  • Dải dưới (Lower Band) = Middle Band – (20 – 2 x day standard deviation of price) = 20 – day SMA – (20 – 2 x day standard deviation of price)

Qua công thức trên có thể thấy được chu kỳ 20 đã được ông Bollinger dùng để tối ưu hóa dải Bollinger. Sở dĩ SMA20 là bởi vì sẽ sử dụng để mô tả xu hướng trong trung hạn và tương đương với 2 tuần giao dịch.

Mối liên hệ giữa độ lệch chuẩn và chu kỳ:

Ông John Bollinger đã mặc định sử dụng 2 thông số tiêu chuẩn để có thể thực hiện việc thiết lập là độ lệch chuẩn 2.0 và chu kỳ của 20 ngày. Đặc biệt không phải ngẫu nhiên mà sử dụng 2 thông số mặc định này. Chu kỳ tính toán Period và độ lệch chuẩn Standard Deviation là hai thông số có liên hệ mật thiết trong công cụ dùng để phân tích kỹ thuật này.

Tại Việt Nam, nhiều nhà giao dịch đã dùng 2 thông số này, việc thay đổi thông số chu kỳ tính toán Period và không thay đổi thông số độ lệch chuẩn Standard Deviation đã gây ra sự bất ổn về phương pháp sử dụng. Đây có thể là một trong những sai lầm cần được khắc phục.

Việc mặc định độ lệch chuẩn 2.0 và chu kỳ là 20 ngày đồng nghĩa với việc đã sử dụng khoảng 88 đến 89% điểm dữ liệu để thực hiện tính toán và đúng trong hầu hết tất cả các thị trường.

Đối với việc lựa chọn chu kỳ tính toán Period là 30 ngày thì số điểm dữ liệu có thể có thể sẽ lên đến 95%. Tuy nhiên khi thay đổi thông cố của chu kỳ tính toán Period thì phải đồng thời thay đổi thông số tính của độ lệch chuẩn.

Ví dụ về mối liên hệ giữa độ lệch chuẩn và chu kỳ:

  • Nếu chu kỳ giảm xuống còn 10 ngày thì khi đó độ lệch chuẩn sẽ giảm xuống 1.9 (độ lệch chuẩn mặc định là 2.0)
  • Nếu chu kỳ tăng lên 50 ngày thì khi đó độ lệch chuẩn sẽ tăng lên 2.1 (độ lệch chuẩn mặc định là 2.0)
  • Như vậy lời khuyên ở đây là thay vì chu kỳ kỳ giảm xuống còn 10 ngày thì nên chuyển qua Timeframe H4 (bốn giờ) là tốt nhất. Hoặc có thể giữ nguyên những thông số tính toán, khi đó tất cả sẽ được tối ưu tuyệt đối và ông John Bollinger (tác giả của chỉ báo) cũng sử dụng thông số này.

Tại sao lại là đường SMA (trung bình động giản đơn)?

Trước đây đã có 1 nhóm sử dụng dải Bollinger và quyết định tinh chỉnh theo cách riêng của họ. Thay vì sử dụng đường SMA (trung bình động giản đơn), nhóm đã cho rằng đường EMA tốt hơn và đã sử dụng nó.

Tuy nhiên trong suốt quá trình giảng dạy và giao dịch, ông John Bollinger đã khẳng định ông không thấy được bất kỳ lợi thế khác biệt và rõ ràng nào giữa việc dùng EMA và SMA. Do đó lời khuyên của ông một lần nữa là nên giữ nó như mặc định. Điều quan trọng của việc áp dụng công cụ phân tích kỹ thuật này trong giao dịch Forex là ở những phần sau chứ không phải cố tinh chỉnh theo cách dị biệt nào đó.

Ý nghĩa của chỉ báo Bollinger Bands:

Trong nhiều năm qua, dải Bollinger là một trong những loại chỉ báo phổ biến và được rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường hiện nay tin dùng.

Bollinger Band thu hẹp:

Khi bắt gặp dải Bollinger thu hẹp, 2 dải trên và dải dưới tiến gần đến đường SMA thì đây là dấu hiệu rất quan trọng và không thể bỏ qua. Khi dải thu hẹp đồng nghĩa với việc cổ phiếu có tín hiệu bị biến động thấp.

Rất nhiều người đã cho rằng đây là sự chuẩn bị cho biến động giá vô cùng mạnh sắp tới và có thể sẽ tìm thấy được cơ hội giao dịch ngay khi giá có sự biến động mạnh lên. Nếu như giải rộng ra có thể sẽ tìm thấy được cơ hội thoát vị thế. Thế nhưng cần lưu ý rằng việc dải mở rộng hoặc thu hẹp lại không đồng nghĩa với những cơ hội đầu tư bởi lẽ chúng sẽ không biểu thị được giá đi theo chiều nào, tăng hay giảm.

Bứt phá:

Hầu hết tất cả những hành động giá được diễn ra trong khoảng cách giữa của khoảng trên và dưới. Do đó bất kỳ động thái nào diễn ra ngoài khoảng này đều cần phải quan tâm và chú ý. Tuy nhiên đây cũng không là tín hiệu giao dịch bởi vì nó không cho biết được giá đang đi theo chiều nào.

Đối với những trader sử dụng chỉ báo hiện nay, sai lầm phổ biến nhất là tin rằng bất kỳ lúc nào có động thái vượt ra ngoài ranh giới của 2 đường trên dưới đều là tín hiệu để thực hiện giao dịch.

Hướng dẫn sử dụng đối với chỉ báo Bollinger bands:

Đối với chỉ số Bollinger bands áp dụng cho biểu đồ sẽ có 3 đường bao gồm đường SMA, dải trên và dưới. Độ rộng các dải sẽ được xác định thông qua độ lệch chuẩn. Khoảng thời gian chính là số thời gian bao gồm trong các tính toán của dải Bollinger. Cài đặt (20, 2) là khoảng thời gian, độ lệch chuẩn lần lượt được đặt là là 20 và 2.

Đối với dải Bollinger có thể được sử dụng trên các khung thời gian gồm biểu đồ hàng ngày, hàng tuần hoặc 5 phút. Những cài đặt này hoàn toàn có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp với những phong cách giao dịch khác.

Khi giá công cụ đi về phía dải trên thì đây chính là tín hiệu đang bị mua quá mức. Và theo như những nguyên tắc chung thì nhà giao dịch sẽ tìm cách thức bán đi khi họ tin rằng công cụ đang bị mua quá mức. Đồng thời khi giá công cụ đi về phía dải dưới thì đây chính là tín hiệu bị bán quá mức. Khi đó những nhà giao dịch sẽ tìm cách mua những chứng khoán bán quá mức.

Chỉ báo Bollinger là chỉ báo giao dịch, chính vì vậy chỉ báo này không được xem là hoàn hảo. Chúng sẽ không tạo ra những tín hiệu đáng tin cậy bất cứ lúc nào. Chính vì vậy chúng sẽ được sử dụng tốt nhất khi đi cùng với những chỉ bảo dùng để phân tích kỹ thuật khác.

Những chỉ báo quan trọng cùng với Bollinger Bands:

Những chỉ báo quan trọng cùng với dải Bollinger là %b và BandWidth. Đặc biệt ông John Bollinger đã sử dụng những chỉ báo này song hành với dải Bollinger.

  • % b: Cho biết những điểm liên quan giữa Bollinger Bands và đồng thời cũng là chìa khóa để phát triển những hệ thống giao dịch qua việc liên hệ giữa hành động giá và giá.
  • BandWidth cho biết độ rộng của dải Bollinger. Khi đó BandWidth chính là chìa khóa để có thể phát hiện những vùng Squeeze – Vùng BandWidth và Band tích Lũy có thể sẽ đóng vai trò quan trọng để phát hiện những vùng có thể xuất hiện Breakout hoặc bẫy giá.

Những ứng dụng của Bollinger Bands trong giao dịch:

Tính đến thời điểm hiện tại có khá nhiều chiến lược giao dịch khác nhau sử dụng Bollinger Bands. Tuy nhiên hiện tại có 3 phương pháp được ứng dụng vào giao dịch phổ biến và đơn giản nhất đó chính là:

  • Giao dịch khi giá nằm trong biên của dải Bollinger.
  • Giao dịch khi giá bị vượt ngưỡng của dải Bollinger.
  • Giao dịch khi dải Bollinger có nút thắt cổ chai.

Giao dịch khi giá nằm trong biên của dải Bollinger.

Thông thường giá sẽ chủ yếu hoạt động trong khoảng giữa của biên trên và dưới của dải Bollinger và có xu hướng sẽ xoay quanh đường SMA(20). Đặc biệt rất hiếm khi đường giá đi ra ngoài dải Bollinger.

  • Tín hiệu bán: Khi đường giá di chuyển vượt khá khỏi biên trên của dải Bollinger.
  • Tín hiệu mua: Khi đường giá di chuyển xuống thấp hơn so với viên dưới của dải Bollinger.

Lưu ý:

Thông thường các Trader sẽ vào lệnh mua hoặc bán khi đường giá di chuyển đụng vào những dải của Bollinger. Do đó lời khuyên cho các nhà đầu tư là nên chờ đến khi đường giá có sự di chuyển ra ngoài biên trên hoặc biên dưới của dải Bollinger, sau đó đóng cửa và nằm bên trong dải Bollinger thì đây chính là cơ hội để thực hiện lệnh.

Cách này chính là phương pháp để hạn chế việc thua lỗ khi đường giá bị thoát ra khỏi đường Bollinger trong thời gian ngắn. Tuy nhiên với phương pháp này, các Trader cũng phải chấp nhận việc bỏ bớt lợi nhuận.

Giao dịch khi giá bị vượt ngưỡng của dải Bollinger.

Giao dịch khi giá bị vượt ngưỡng của dải Bollinger là phương pháp trái ngược hoàn toàn và cũng có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp thực hiện lệnh trong phạm vị của dải Bollinger.

Để xác định được giá có vượt ngưỡng không thì điều kiện cần là  có nhiều phiên để củng cố mức giá ngưỡng ở trước đó. Nếu như giá đóng cửa ở ngoài dải Bollinger thì các trader cần sử dụng những chỉ báo khác, đồng thời sử dụng những đường khác như hỗ trợ hoặc kháng cự nhằm đưa ra quyết định giao dịch sao cho phù hợp.

  • Tín hiệu mua: Giá nằm ở cao hơn so với biên trên của dải Bollinger và những chỉ báo khác cũng tương tự.
  • Tín hiệu bán: Giá nằm ở thấp hơn so với biên dưới của dải Bollinger và những chỉ báo khác cũng tương tự.

Ngoài ra dải Bollinger cũng có thể dùng để xác định cường độ hướng đi xu hướng giá:

  • Giá sẽ giảm mạnh khi giá luôn được nằm trong nửa dưới của dải Bollinger (khoảng giữa của biên dưới và đường SMA20).
  • Giá sẽ tăng mạnh khi giá luôn được nằm trong nửa trên của dải Bollinger (khoảng giữa của biên trên và đường SMA20).

Giao dịch BB khi có nút thắt cổ chai:

Thông thường khi hiện tượng dải Bollinger tạo thành những nút thắt cổ chai sẽ được các trader rất chú ý vì đem đến hiệu quả đáng kể cũng như có tính ứng dụng cao. Khi biên trên và dưới co lại tạo thành nút thắt cổ chai thì đây là dấu hiệu cảnh báo có sự biến động giá khá mạnh ở tương lai gần sau khoảng thời gian giá sideways ở giai đoạn xuất hiện thắt nút cổ chai. Sau khi bands mở ra, thông thường giá sẽ di chuyển vào biên trên hoặc dưới và tiếp tục đi theo hướng đó.

Những trader thông thường sẽ sử dụng chiến lược khá hiệu quả với hiện tượng này đó chính là đặt Sell stop và Buy stop. Khi bands mở ra ở hướng nào thì lệnh của bạn lúc này sẽ luôn luôn khớp.

Lưu ý về đầu giả (The Head Fake):

Trong quyển “Bollinger on Bollinger Bands”, ông John Bollinger đã đưa ra lời khuyên đối với những trader là nên cẩn thận và lưu ý về “đầu giả”.

Theo đó đầu giả sẽ xảy ra khi bị phá vỡ về 1 biên độ nào đó. Sau đó đảo chiều đột ngột và di chuyển đi theo hướng khác. Điều này sẽ tương tự với bẫy giá.

Thông thường đầu giả sẽ tăng khi chỉ báo Bollinger co lại, giá vượt lên khỏi dải trên. Tuy nhiên tín hiệu tăng giá này sẽ không kéo dài do giá nhanh chóng quay trở lại dưới dải trên đồng thời tiến hành phá vỡ đối với dải dưới.

Đầu giảm giá giả sẽ bắt đầu khi dải Bollinger co lại, giá phá vỡ dưới của dải dưới. Tương tự như trên, tín hiệu này cũng không tồn tại lâu do giá nhanh chóng quay trở lại lên trên dải dưới, đồng thời tiếp tục sẽ phá vỡ dải trên.

Hướng dẫn kết hợp Bollinger Bands cùng những chỉ báo khác:

Theo như phân tích ở trên vì có những mặt hạn chế nên chỉ báo Bollinger sử dụng được tốt nhất khi kết hợp với những công cụ dùng để phân tích kỹ thuật khác. Công cụ phân tích kỹ thuật này nên được kết hợp với những chỉ báo khác như.

Giao dịch BB kết hợp với RSI:

Việc kết hợp chỉ báo Bollinger cùng với RSI là phương pháp giao dịch được ông John Bollinger gợi ý.

Xét về cơ bản RSI là chỉ báo thuộc nhóm dao động. Chính vì vậy chúng thường sẽ thông báo cho những trader nhận biết được những vùng quá bán (dưới 30) cũng như quá mua (lớn hơn 70). Hoặc cũng chính là những giai đoạn hội tụ, phân kỳ để có thể xem xét vào lệnh.

Thông qua hình ảnh trên có thể thấy được rằng RSI nằm dưới 30, điều này đồng nghĩa với việc vàng ở thời điểm hiện tại đã rơi vào tình trạng quá bán dưới 30. Bên cạnh đó đúng vào thời điểm này, bên biểu đồ giá, ngay tại khung ngày vàng cũng đã hình thành nên cây nến đảo chiều Doji.

Nhờ vào 2 yếu tố là:

Chính vì vậy sau đà giảm thì vàng đã tăng lên 360 pip!

Giao dịch BB kết hợp với RSI theo hướng hội tụ hoặc phân kỳ:

Trên thị trường hiện nay khi xuất hiện trạng thái hội tụ hoặc phân kỳ sẽ đồng nghĩa với việc phe áp đảo không hứng thú với việc đẩy giá xuống thấp hoặc lên cao nữa.

Tuy nhiên với việc tạo ra hội tụ hoặc phân kỳ chỉ có thể cho thấy được một trong hai phe không mặn mà nữa và hoàn toàn không khẳng định rằng cứ xuất hiện hội tụ hoặc phân kỳ thì giá sẽ đảo chiều. Chính vì vậy cần căn cứ thêm vào những yếu tố khác để hạn chế tình trạng rủi ro khi thực hiện giao dịch forex.

Thông qua hình ảnh trên có thể nhận thấy RSI sẽ tạo ra phân kỳ. Bên cạnh đó vào thời điểm này giá cũng chạm lên tới phần biên trên của dải Bollinger. Do đó đối với việc vàng giảm mạnh cũng dễ dàng giải thích được.

Kết hợp BB cùng mô hình nến đảo chiều:

Việc hết hợp dải Bollinger cùng với mô hình nến đảo chiều chính là một trong những phức pháp vô cùng quen thuộc đối với nhiều trader trên thị trường hiện nay.

Thông qua hình ảnh trên có thể thấy sau 1 đà giá thì không những chạm được đến dải băng trên mà hình thành được 2 cây doji. Chính vì vậy mà sau đó giá vàng cùng đã giảm xuống cực mạnh.

Kết hợp BB cùng mô hình 2 đáy hoặc 2 đỉnh:

Đối với những trader mới tham gia chơi sẽ rất khó nhận ra được dạng mô hình 2 đáy hoặc 2 đỉnh. Chính vì vậy là một trong những mẹo đơn giản nhất đó chính là chuyển biểu đồ hình nến Nhật qua biểu đồ đường.

Khi đó mô hình sẽ hiển thị khá rõ nét và không còn xác định khó như biểu đồ hình nến Nhật. Sau khi đã hình thành nên mô hình 2 đỉnh thì giá phá vỡ thông qua đường Neckline giảm rất mạnh.

Nếu như mô hình chữ M chỉ tượng trưng mô hình 2 đỉnh thì đối với mô hình chữ W tượng trưng mô hình 2 đáy.

Những chiến lược giao dịch trong Bollinger Bands:

Theo như phân tích ở trên có rất nhiều chiến lược hiện nay được sử dụng cùng với chỉ báo Bollinger. Trên thị trường hiện nay, một số những chiến lược phổ biến giúp tăng giá bao gồm.

Siết chặt:

Chiến lược siết chặt sử dụng chỉ báo “độ rộng băng tần”. Thông thường độ rộng của dải sẽ được tính toán theo công thức:

  • Độ rộng dải = (giá trị của dải Bollinger trên – giá trị của dải Bollinger dưới) / giá trị của dải Bollinger giữa.

Ý tưởng của chỉ báo này là do khi chạm đến mức thấp nhất trong khoảng thời gian 6 tháng, những nhà giao dịch thường mong đợi sự biến động tăng lên. Ngay tại thời điểm này, sự siết chặt sẽ được kích hoạt, khi đó giá của công cụ hoàn toàn có thể thay đổi một cách đáng kể.

Đảo ngược:

Một trong những chiến lược giao dịch hiện nay là đảo ngược. Khi đó những nhà giao dịch sẽ tìm kiếm dấu hiệu cho thấy xu hướng giá công cụ sẽ bị đảo ngược.

Có thể nhà giao dịch sẽ tiến hành thực hiện 1 vị thế bán và nhắm mục tiêu tới dải giữa. Giá có thể giảm xuống dưới và đóng gần ở mức cao trong một khoảng thời gian. Như vậy những nhà giao dịch hoàn toàn có thể đi dài và nhắm mục tiêu tới dải trung bình.

Riding the bands:

Có rất nhiều nhà giao dịch đã lầm tưởng rằng giá tài sản khi chạm vào dải trên nên quyết định bán khống và ngược lại. Tuy nhiên trên thực tế những biến động giá này không được xem là tín hiệu để thực hiện mua hoặc bán.

Với sự thâm nhập giá của những dải này không phải là chỉ báo để thực hiện giao dịch. Điều này xảy ra thông thường là do tại một xu hướng giảm hoặc tăng mạnh thì giá có thể sẽ nằm trong các dải.

Đáy kép:

Giá của tài sản ở đáy kép sẽ giảm mạnh với một khối lượng đáng kể và sẽ đóng cửa bên ngoài Bollinger Bands thấp hơn. Ngay sau đó sẽ phục hồi cao trong thời gian ngắn di chuyển về giải giữa. Đến cuối cùng giá sẽ bị giảm xuống thêm một lần nữa. Đối với lần này, khối lượng sẽ thấp hơn và đóng bên trong của dải dưới.

Như vậy mô hình này sẽ thấy được áp lực đã giảm và xuất hiện quá trình chuyển hướng từ người bán qua người mua. Chuyển động giá tiếp theo thông thường sẽ là đợt tăng mạnh tới khỏi mức thấp nhất thứ 2. Những nhà giao dịch theo đó sẽ tìm cách thức mua dài hạn và nhắm đến mục tiêu vào dải trên hoặc dải giữa.

Khung thời gian tốt nhất:

Một trong những chiến lược giao dịch hiện nay là lựa chọn khung thời gian tốt nhất. Thông thường chỉ báo này có thể sẽ được đặt thành những khung thời gian khác nhau, đồng thời cũng được điều chỉnh theo những chiến lược giao dịch khác.

Ví dụ những ban nhạc hoàn toàn có thể theo dõi quá trình chuyển động trên những biểu đồ hàng ngày, hàng giờ, hàng tháng hoặc hàng tuần. Nhà giao dịch đang thực hiện xem xét những biến động dài hạn giá của công cụ hoàn toàn có thể thiết lập chỉ báo này trên biểu đồ hàng tháng.

Tuy nhiên, ngược lại thì nhà giao dịch ngắn hạn hàng ngày hoàn toàn có thể thiết lập chỉ báo này trên biểu đồ 5 phút. Thực tế cho thấy không có bất cứ khung thời gian nào tốt nhất dành cho chỉ báo này. Do đó khung thời gian thiết lập thông thường sẽ phụ thuộc khá nhiều vào chiến lược của các nhà giao dịch.

Nhược điểm của chỉ báo Bollinger bands:

Chỉ báo Bollinger bands trên thị trường hiện nay được biết đến là công cụ hỗ trợ phân tích kỹ thuật vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế khi áp dụng chỉ báo này để phân tích có thể sẽ xảy ra một số mặt hạn chế nhất định.

  • Dải Bollinger chỉ là chỉ báo dùng để cung cấp thông tin đến cho tất cả các trader về quá trình biến động giá và không phải là mạng lưới hỗ trợ giao dịch đơn độc.
  • Chỉ báo này sử dụng những điểm dữ liệu có trong quá khứ và dựa trên đường SMA – trùng bình động giản đơn. Đồng thời kết quả đưa ra chỉ mang tính phản ứng và không phải dự đoán.
  • Trong một số trường hợp dải Bollinger có thể sẽ dễ đưa đến các tín hiệu sai.
  • Chỉ báo này không cài đặt mặc định và không hoàn toàn phù hợp với tất cả những chiến lược.
  • Vì có những mặt hạn chế nên chỉ báo Bollinger chỉ sử dụng được tốt nhất khi kết hợp với những công cụ dùng để phân tích kỹ thuật khác như chỉ báo Stochastic, đường trung bình động và đường xu hướng.

Hướng dẫn cách cài đặt Bollinger Bands

Để cài đặt chỉ báo này cần thực hiện theo những bước cơ bản sau:

Bước 1: Truy cập cập vào phần mềm MT4.

Bước 2: Chọn Insert – Trend – và chọn Bollinger Bands.

Khi đó sẽ xuất hiện cửa sổ bao gồm:

  • Phần Parameters: Cài đặt những thông số cơ bản.
  • Period 20: Chu kỳ của 20 cây nến liên tiếp.
  • Apply to: Áp dụng đối với giá đóng cửa cây nến.
  • Deviations: Độ lệch chuẩn và lấy 2.5.
  • Phần Levels: Ở phần này có thể lựa chọn độ dày hoặc mỏng, màu sắc đối với 2 đường biên trên và đường biên dưới theo ý thích.
  • Style: Lần lượt lựa chọn màu sắc cũng như độ dày mỏng của đường chỉ báo.
  • Phần Visualization: Phần này cho phép các trader lựa chọn những khung thời gian thực hiện giao dịch hiển thị trên màn hình phần mềm MT4.

Kết luận

Chỉ báo Bollinger bands ở thời điểm hiện tại vẫn là một trong những công cụ vô cùng hữu ích và sử dụng phổ biến nhất để có thể làm nổi bật những mức giá ngắn hạn. Tuy còn một số mặt hạn chế nhất định những chỉ báo này vẫn rất hiệu quả. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ báo này cũng như những chiến lược giao dịch sao cho hiệu quả. Để cập nhật những kiến thức chuyên sâu về phân tích kỹ thuật cũng như những bài viết mới nhất về thị trường tài chính, hãy thường xuyên cập nhật thông tin tại Sen Tây Hồ.