NPV là gì? Những kiến thức cần biết về ý nghĩa của NPV

NPV là một thuật ngữ được dùng rất phổ biến trong lĩnh vực phân tích tài chính của doanh nghiệp. NPV được sử dụng chủ yếu để xác định giá trị thời gian của tiền dùng để thẩm định các dự án dài hạn. Để từ đó các doanh nghiệp có kế hoạch chi tiêu phù hợp. Tuy vậy, bạn đã thực sự biết NPV là gì chưa? Chúng có ý nghĩa ra sao và cách tính như thế nào? Tất cả sẽ có trong bài viết hôm nay của Sen Tây Hồ. Cùng theo dõi nhé.

npv



Tổng quan về NPV là gì?

NPV là một từ tiếng Anh viết tắt của Net Present Value, có ý nghĩa là giá trị hiện tại thuần. Theo đó, NPV của chuỗi thời gian các dòng tiền vào và ra là tổng các giá trị hiện tại của các dòng tiền cụ thể của cùng một thực thể.

NPV là một công cụ trung tâm trong việc phân tích dòng tiền chiết khấu dcf, tiêu chuẩn cho việc sử dụng giá trị thời gian của tiền để thẩm định các dự án dài hạn.



NPV của một chuỗi các dòng tiền được sử dụng để lập ngân sách vốn, áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, kế toán.

Các nhà phân tích sử dụng NPV để đo lường sự vượt quá hoặc thiếu hụt của dòng tiền về giá trị hiện tại khi phát sinh các chi phí tài chính được đáp ứng.



Công thức tính giá trị hiện tại thuần NPV

NPV được tính bằng công thức:

NPV= Rt/(1+i)^t

Trong đó:

Rt là dòng tiền thuần tại thời điểm t

t là thời gian của dòng tiền

i là tỷ lệ chiết khấu hoặc tỷ lệ hoàn vốn có thể kiếm được trên một đầu tư vào các thị trường tài chính với rủi ro tương tự, chi phí cơ hội của vốn.

Ý nghĩa của giá trị hiện tại thuần

NPV được xem là phương pháp tốt nhất để đánh giá khả năng sinh lời của dự án. Trong trường hợp NPV dương, tức là dự án được đánh giá khả thi.

Tính khả thi bởi suất chiết khấu đã là chi phí cơ hội của dự án, nếu đã trừ chi phí cơ hội mà vẫn có lời thì dự án có lợi tức kinh tế.

Bởi vậy khi đánh giá dự án bằng NPV, chúng ta cần phải quan tâm đến giá trị của suất chiết khấu. Hiểu theo nghĩa đơn giản, NPV dương chứng tỏ kết quả đầu tư có lời bởi giá trị của dòng tiền mặt sau khi khấu hao đã cao hơn mức đầu tư ban đầu.

Nhưng trên thực tế kinh doanh hiện nay, hầu hết các dự án đầu tư không được thực hiện gói gọn ngay tại thời điểm bắt đầu và các dòng tiền không được theo một nguyên tắc nào cả.

Bên cạnh đó, cũng rất khó hoặc không thể ước lượng được chính xác rằng dòng tiền  trong tương lai sẽ như thế nào và khi nào chấm dứt.

Trong khi đó phương pháp tính NPV lại đòi hỏi phải tính toán chính xác về chi phí liên quan, điều này hoàn toàn có thực hiện đặc biệt là với các dự án được thực hiện trong thời gian dài.

Phương pháp phân tích độ nhạy NPV

Việc phân tích NPV sẽ giúp bạn xác định các yếu tố quan trọng cần lưu ý, nhờ đó có thể tập trung phán đoán kinh doanh và những điều quan trọng nhất. Bạn nên thực hiện phân tích độ nhạy dựa trên các giải đề then chốt trong phân tích. Các giả định cần lưu ý bao gồm:

  • Sản lượng: giả định đưa ra về sản lượng và công nghệ mới cần đem lại, từ đó chúng sẽ giúp bạn xác định được doanh số bán hàng. Doanh số bán hàng tối thiểu là bao nhiêu để hoạt động đầu tư kinh bắt đầu có hiệu quả.
  • Tiết kiệm chi phí: việc phân tích giả định, nếu chi phí giảm nhưng mà lại không nhận ra điều này. Khoản chi phí tiết kiệm hàng năm thấp hơn bao nhiêu thì NPV sẽ âm.
  • Thời hạn: việc phân tích NPV cần phải được tính cho một khoảng thời gian cụ thể. Bạn không nên chọn khoảng thời gian quá dài, với sự phát triển của công nghệ hiện nay thì chúng hoàn toàn có thể khiến sản phẩm của bạn trở nên lỗi thời.
  • Giá trị sau cùng: bạn nên xem xét và cuối khoảng thời hạn, giá trị công nghệ còn lại sẽ là bao nhiêu, Bạn có thể bán nó với mức giá bao nhiêu, chi phí để bán nó như thế nào?
  • Tỷ lệ chiết khấu: tỷ lệ chiết khấu sử dụng trong phân tích phải phản ánh được đúng chi phí sử dụng vốn thực tế của bạn.

Lời kết

Việc phân tích NPV bằng việc phân tích độ nhạy giúp khách hàng đưa ra những phán đoán kinh doanh và xác định có nên tiến hành dự án hay không. Hy vọng bài viết này của Sen Tây Hồ đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về chỉ tiêu tài chính NPV. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!